Ca Đoàn Augustino

Sunday, December 20, 2009

Theo dấu chân Mẹ Maria

Phêrô Vũ Văn Quí
Hôm nay khi nhìn ngắm Mẹ Maria đã sống như Chúa đã dậy: “Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy”, tôi đã tự hỏi lời chào mời như vậy có nghĩa gì?
 
Khi chiêm ngắm bài Tin Mừng ”Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth”, tôi nhớ đến lời dậy của Chúa Giêsu về Nước và Thần Khí: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe được tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3, 8).
Quả vậy Mẹ Maria đã hoàn toàn trao vào tay Thiên chúa bàn tay của Mẹ, khi Mẹ đã hiến dâng “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Mẹ đã phó thác theo sự dẫn dắt của Thần Khí để rồi khi nhìn thấy, nghe thấy những rung động vượt quá tầm hiểu của trí khôn Mẹ do tác động của Chúa Thánh Thần trên tâm tình của bà Elisabet, Mẹ đã lại cất tiếng ngợi khen được bộc phát từ trái tim và đã gào thét âm thầm trước nhan thánh Chúa như lời thánh vịnh đã cất lên:

Tuesday, December 8, 2009

Tình yêu của Mẹ

Phêrô Vũ Văn Quí
Qua tường thuật biến cố truyền tin, thánh sử Luca đã diễn tả tâm tình cũng như tiến trình nội tâm của trinh nữ Maria, đi từ bối rối, rồi thắc mắc tự hỏi, khi nghe lời chào cao trọng của sứ thần Gabrien: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà.” (Lc 1, 28).
 
Trinh nữ bối rối, vì theo chiều dọc Kinh Thánh, mỗi khi con người khám phá ra mình ở gần Thiên Chúa là họ cảm thấy sợ hãi. Họ nhận ra sự bé bỏng, hèn kém và giòn mỏng của mình, rồi giật thót lên trước vinh quang và thánh thiện kỳ vĩ của Thiên Chúa và từ đó họ cảm thấy không thể nào sánh nổi trước sự uy nghi khôn lường của Ngài.

Thursday, October 15, 2009

Kinh Mân Côi

Trần Mỹ Duyệt
“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”. Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện.
 
Ngày 13 tháng 7 năm 1917, tại Fatima, Ðức Mẹ đã hiện ra lần thứ ba với Lucia, Giaxinta, và Phanxicô, cho ba em nhìn thấy hỏa ngục và những hình phạt mà các linh hồn phải chịu trong đó. Lucia đã hỏi Ðức Mẹ về số phận của mình, của hai em Phanxicô và Giaxinta. Ðức Mẹ đã cho biết đối với Phanxicô, nếu muốn lên thiên đàng thì em phải siêng năng lần hạt.
 
Không thấy Ðức Mẹ nói lý do tại sao lại đòi Phanxicô phải lần hạt nhiều. Nhưng có thể hiểu một cách đơn sơ rằng, đối với Phanxicô lần hạt nhiều có nghĩa là cầu nguyện nhiều, bởi vì việc lần hạt Mân Côi không vượt quá khả năng một em nhỏ như Phanxicô.

Saturday, July 25, 2009

Maria, Nữ Vương Truyền Giáo

Trong Tông thư Mục vụ "Thiên Niên Kỷ thứ Ba tới" (TMA), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề cập đến Nguyên lý hành động của công cuộc Truyền giáo Mới:
"Ngay giữa thời đại của chúng ta, Chúa Thánh Linh vẫn là nguyên lý hành động của công cuộc Truyền Giáo mới... Đức Maria, Đấng thụ thai Ngôi Lời do quyền năng của Chúa Thánh Linh, và từ đó, suốt cuộc đời của Mẹ, Mẹ đã tự tình để Chúa Thánh Linh hướng dẫn... Mẹ đã trở nên như một Mẫu Gương chói ngời Đức Cậy, cho những ai tự tin vào những Lời Chúa hứa bằng cả tâm hồn" (TMA, 45,48).
Liên kết giữa những lời nhắn nhủ của vị Cha chung Giáo Hội, chúng tôi xin được góp phần trình bày đề tài: Chúa Thánh Linh và Đức Maria, Nguyên Lý Hành Động Của Cuộc Truyền Giáo Mới.
Xin được khai thác và áp dụng đề tài qua ba điểm:

Wednesday, May 13, 2009

THÁNG NĂM NHỚ LỜI MẸ RU

Quan sát những gì đang diễn ra trong thế giới hôm nay, chúng ta nhận thấy điều gì? Tội ác gia tăng. Cá nhân cũng nhiều và tập thể cũng không ít. Đạo đức ngày một suy thoái dẫn đến một đời sống của giới trẻ suy đồi trầm trọng. Khoa học tiến bộ thực sự nhưng dường như lại tiếp tay cho sự ác hoành hành. Nguy cơ giết người hàng loại luôn ở mức báo động cao. Con người hôm nay đang tự hủy chính mình và hủy hoại cuộc đời nhau bằng nhiều phương tiện rất tối tân và hiện đại. Trong suốt thời gian từ đầu năm 2009 đến nay, công an đã tịch thu hàng ngàn, hàng triệu viên thuốc lắc tổng hợp đang được giới trẻ buôn bán, chuyền tay nhau. Kẻ có tiền thì tìm đến để rửa tiền, để sống thác loạn, nhằm thỏa mãn thú tính của mình. Kẻ không có tiền thì buôn bán trao đổi nhằm vun quén những đồng tiền bất chính. Nhiều gia đình đang có nguy cơ tan rã vì chẳng ai tin tưởng nhau, chẳng ai chịu nhường nhịn nhau. Quyền uy của cha mẹ trong gia đình đang lu mờ dần. Câu phong dao “chồng xướng vợ tùy” dường như đã không còn. Sự ác xem ra đã thắng sự thiện. Người ta vì tiền, vì tình và vì danh vọng mà sẵn sàng làm tay sai cho ma quỷ, bán linh hồn mình cho quỷ dữ sai khiến, miễn sao mình có được những danh lợi thú trần gian.

Saturday, May 9, 2009

VIỆC TRUYỀN GIÁO

Giacôbê Thế Cảnh – Lớp 10


Ta đang sống trong một thế giới đầy toan tính, âm mưu. Một thế giới mà trong đó con người là nạn nhân của lòng thù hận, của sự tham lam… Nói chung là của tội lỗi buông xuôi. Người ta đưa ra nhiều cách rắc rối để giải quyết những vấn đề đó. Nhưng hầu như đưa đến kết cục đáng buồn, từ một xích mích nhỏ đến một xích mích lớn, để rồi dẫn đến chiến tranh. Nếu ta biết giải quyết nó bằng sự yêu thương thì mọi việc sẽ đơn giản hơn.

Là một Kitô hữu phải tràn ngập tình yêu Thiên Chúa, chúng ta ở trong Chúa rồi thì dễ nhận ra điểm tốt của nhau, từ đó không còn thù hận nữa. Hiện nay, không phải ai cũng ở trong Chúa. Chính vì vậy mà mọi người cần phải sống khiêm tốn để nhận ra dấu chỉ của Chúa. Chúa muốn mỗi người kitô hữu phải là ánh sáng là muối cho đời. Bây giờ ta không phải bôn ba mạo hiểm thân mình như những nhà truyền giáo thời xa xưa. Ta cũng có thể truyền giáo bằng chính cuộc sống mình: một cuộc sống thánh thiện, không hận thù, làm gương mẫu cho người.

Saturday, April 18, 2009

CHÚA THÁNH THẦN VÀ NGÔI LỜI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO

Để có thể trả lời câu hỏi này cho đúng và đầy đủ, chúng ta phải dựa vào các tác giả Tân Ước, đặc biệt là các Tin Mừng. Mỗi tác giả Tin Mừng đều có quan điểm riêng, nhưng các quan điểm ấy bổ túc cho nhau, cho ta một cái nhìn đa dạng và phong phú về việc truyền giáo.

Trước hết đối với thánh Marcô, sứ vụ truyền giáo là sứ vụ rao giảng Tin Mừng (Mc 16, 15), loan báo Chúa Kitô, làm cho mọi người nhận biết Đức Giêsu là Đấng Kitô (Mc 8, 29), nhận biết Đức Giêsu chịu đóng đinh là Con Thiên Chúa (Mc 15, 39).

Đối với thánh Matthêu, truyền giáo là thiết lập và xây dựng Hội Thánh Chúa Kitô, làm cho nhiều người trở nên môn đệ Chúa Kitô (Mt 28, 19-20; 16, 18): việc rao giảng Tin Mừng được bổ túc bằng huấn giáo và cử hành bí tích.Trong các tác phẩm của thánh Luca, sứ vụ truyền giáo được coi như một chứng tá (Lc 24, 48; Cv 1, 8), đặc biệt là về sự Phục Sinh của Đức Kitô (Cv 1, 22). Tác giả nhấn mạnh “sức biến đổi của Tin Mừng Phục Sinh”, ngài kêu gọi hoán cải để được cứu thoát khỏi tội lỗi và sự dữ.