Thánh Phaolô nói Chúa an ủi Ngài trong mọi gian truân, thì Ngài cũng có thể an ủi những ai đang trong cảnh túng quẫn, bằng sự khích lệ Ngài đã nhận được bởi Chúa. Đây là bí quyết của sự an ủi đích thực : những ai có thể an ủi những người khác là những người mà trong trường hợp của chính mình, đã bị thử thách nhiều, và đã cảm thấy cần sự an ủi, và đã nhận được an ủi. Cũng thế, nói về Chúa chúng ta rằng : « Ở chỗ chính Ngài đã phải đau khổ và thử thách, Ngài đã có thể cứu giúp những người cũng bị thử thách. »
Và đây cũng là lý do tại sao Đức Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo. Tất cả chúng ta đều biết sự an ủi của một người mẹ là đặc biệt thế nào, và chúng ta được phép gọi Mẹ Maria là Mẹ chúng ta từ lúc Chúa chúng ta trên Thập giá đã thiết lập mối liên hệ mẹ con giữa Mẹ và Thánh Gioan. Và Mẹ đặc biệt có thể an ủi chúng ta, vì Mẹ đã chịu đau khổ hơn các bà mẹ nói chung. Phụ nữ, ít ra là các phụ nữ mảnh khảnh, thường được bảo vệ khỏi cảm nghiệm dữ dội của các xa lộ trên thế giới, nhưng Mẹ, sau khi Chúa về Trời, đã được sai đi đến các xứ ngoại bang hầu như các Tông Đồ, như con chiên giữa chó sói. Mặc dầu Thánh Gioan hết lòng chăm sóc Mẹ, như Thánh Giuse chăm sóc Mẹ trong những ngày còn trẻ, nhưng Mẹ, hơn tất cả các Thánh của Thiên Chúa, là một người xa lạ và một khách hành hương trên trần gian, tương xứng với tình yêu cao cả hơn Mẹ dành cho Chúa, Đấng đã ở trần gian và đã ra đi. Như khi Chúa còn là một trẻ thơ, Mẹ đã phải trốn qua sa mạc, đến xứ ngoại giáo Ai Cập thế nào, thì khi Ngài đã lên trời, Mẹ cũng đã phải đi trên tàu đến Êphêsô ngoại giáo, nơi Mẹ sống và qua đời như vậy.
Hỡi các bạn, những người đang ở giữa những người láng giềng thô lỗ, hay chế giễu, hay giữa những người quen tồi tệ hay những kẻ thù hằn học, và cần sự giúp đỡ của tha nhân, thì xin các bạn kêu cầu sự trợ giúp của Mẹ Maria bằng cách nhớ lại chính những đau khổ Mẹ phải chịu giữa những người ngoại giáo Hy Lạp và những người ngoại giáo Ai Cập.
Thoạt nhìn thì không thấy đức khôn ngoan có liên hệ gì với những thử thách và những nỗi sầu buồn của đời sống Mẹ cả ; nhưng có một quan điểm mà từ đó chúng ta được nhắc nhớ đến sự khôn ngoan của Mẹ bởi những thử thách Mẹ chịu. Cần nhớ lại rằng không những Mẹ là thí dụ đầu tiên của đời sống chiêm niệm, nhưng cũng thiết thực ; và đời sống thiết thực đồng thời cũng là đời sống sám hối và khôn ngoan, nếu muốn xả hết ra.. Thế mà Mẹ Maria dầy công việc bên ngoài và việc phục vụ vất vả như bất cứ một Nữ Tử Bác Ái nào ngày nay. Dĩ nhiên các nhiệm vụ của Mẹ thay đổi tùy theo mùa của cuộc đời Mẹ, là một thanh nữ, là một người vợ, người mẹ và một quả phụ, nhưng đời Mẹ còn đầy những nhiệm vụ phải làm từ ngày này qua ngày khác và từ giờ này qua giờ khác nữa. Với tư cách một người ngoại kiều ở Ai Cập, Mẹ có những nhiệm vụ đối với người ngoại giáo nghèo khổ mà Mẹ bị ném vào giữa họ. Với tư cách một người cư ngụ tại Nagiarét, Mẹ có những nhiệm vụ đối với bà con và hàng xóm láng giềng.. Mẹ có những nhiệm vụ, mặc dầu không được ghi chép lại, trong những năm mà Chúa rao giảng và công bố Nước Trời. Sau khi Ngài đã rời bỏ trần gian, thì Mẹ lại có những nhiệm vụ đối với các Tông Đồ, và nhát là đối với các Thánh Sử, Mẹ có những nhiệm vụ đối với các Thánh Tuẫn đạo, và các Thánh Hiển Tu trong tù ngục, với những người đau ốm, dốt nát và đối với người nghèo. Sau này, Mẹ đã phải cùng với Thánh Gioan tìm một xứ ngoại giáo khác, nơi Mẹ sẽ sung sướng nhắm mắt lìa đời. Nhưng trước khi nhắm mắt lìa đời như thế, Mẹ đã phải đau khổ biết bao trong cuộc sống giữa một dân sùng bái ngẫu tượng ! Chắc chắn các Thiên Thần đã che mắt Mẹ lại không để Mẹ nhìn thấy những tội ác tồi tệ nhất người ta phạm tại đó – Mẹ vẫn còn đầy nhiệm vụ – và vì thế Mẹ được đầy công nghiệp. Mọi hành động của Mẹ đều hoàn hảo, tất cả chúng là những hành động tốt nhất được thực hiện. Bây giờ, luôn luôn tỉnh thức, được canh phòng, sốt sắng để có thể hành đông không những không phạm tội mà còn bằng một cách tốt nhất có thể, trong những hoàn cảnh thay đổi khác nhau của mỗi ngày, biểu hiện một đời sống quan tâm không biết mệt mỏi. Nhưng về một đời sống như vậy, thì khôn ngoan là nhân đức chủ trì. Vậy, chính nhờ những đau buồn và cực khổ của cuộc hành hương trần thế của Mẹ như thế mà chúng ta có thể kêu cầu Mẹ là Virgo Prudentissima.
Trọng thiêng, thiêng liêng là sống trong thế giới thần linh – như Thánh Phaolô nói, « Cuộc truyện trò của chúng ta ở trên Thiên Đàng. » Có khuynh hướng thiêng liêng là thấy bằng đức tin tất cả những hữu thể tốt lành và thánh thiện, thực sự vây quanh chúng ta, mặc dù chúng ta không thấy được những hữu thể ấy bằng mắt xác thịt ; xem thấy những hữu thể ấy bằng đức tin cũng sống động như chúng ta thấy những sự vật trên trần gian vậy – miền quê xanh mướt, bầu trời xanh trong và áng nắng chói chang. Do đó , các linh hồn thánh thiện được ban cho những thị kiến trên trời, thì cũng thế đó ; những thị kiến này chỉ là sự kéo dài khác thường và triều thiên, , do trực giác thiên linh, thấy những đối tượng mà nhờ hoạt đông thông thường của ân sủng, luôn ở trước tâm trí mình.
Những thị kiến này an ủi và tăng cường Mẹ Maria trong tất cả những nỗi thống khổ của Mẹ. Các Thiên Thần quanh Mẹ hiểu Mẹ , và Mẹ thì hiểu các Thiên Thần, , một cách trực tiếp, chứ không phải như được mong đợi trong cuộc giao dịch của các ngài với chúng ta là những người thừa hưởng vết nhơ tội lỗi từ Ađam. Chắc chắn là thế rồi, nhưng đừng bao giờ chúng ta quên rằng cũng như Mẹ được các Thiên Thần an ủi trong khi Mẹ chịu những nỗi thống khổ thế nào, thì chúng ta cũng được những đặc ân như thế trong nhiều thử thách của cuộc đời, được an ủi theo cấp độ của chúng ta, bởi cũng cùng những sứ giả của Đấng Tối Cao ; hơn thế nữa , bởi chính Thiên Chúa Toàn Năng, Ngôi Ba trong Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng đã nhận lấy cho Mình chức vụ Đấng bào chữa hay Trợ giúp hiện thời của chúng ta.
Tất cả những ai gặp chuyện rắc rối hãy nhận lấy nguồn an ủi này cho chính mình, nếu họ cố gắng sống đời sống thiêng liêng. Nếu họ kêu cầu Chúa, Chúa sẽ đáp lời. Dù họ không có bạn hữu thế trần, thì họ hãy nhận Ngài làm bạn hữu đi, Ngài là Đấng, trên Thập giá, đã cảm thông với Mẹ Ngài thế nào, thì nay trong vinh quang cũng cảm thông cho những người thấp hèn nhất và yếu đuối nhất trong dân Ngài như vậy.
Đức Maria là « Vas honorabile, » Đức Nữ rất đáng kính chuộng.
Thánh Phaolô gọi những linh hồn được tuyển chọn là những chiếc bình danh dự ; danh dự vì họ được tuyển chọn, được ưu tuyển ; và những chiếc bình, vì, nhờ tình yêu Thiên Chúa, ho được đầy ân sủng trên trời. Đức Mẹ là chiếc bình danh dự hơn nhiều nữa, vì Mẹ có trong Mẹ không phải chỉ ân sủng của Thiên Chúa, nhưng là chính Con Thiên Chúa, hình thành về xác thịt và máu huyết của Ngài từ Mẹ !
Nhưng tước hiệu « rất đáng kính chuộng » như được áp dụng cho Đức Mẹ, còn nhận được một ý nghĩa đặc biệt và thêm nữa. Mẹ là một vị Tuẫn đạo không có những lăng nhục thô lỗ kèm theo những đau khổ của các vị tuẫn đạo. Các vị tuẫn đạo bị bắt, bị xô đẩy, bị tống ngục với những tội phạm ghê tởm nhất, và bị tấn công bằng những lời thóa mạ báng bổ nhất và những câu nói thô tục nhất mà Xatan có thể gợi cho. Còn hơn thế nữa, đó cũng là thử thách khôn tả của những người phụ nữ thánh thiện, những thanh nữ trẻ tuổi, những hiền thê của Chúa Kitô mà những người ngoại giáo tóm bắt, hành khổ và giết chết. Trên hết chính Chúa chúng ta, Đấng mà sự thánh thiện của Người cao cả hơn bất cứ một thụ tạo ưu tú nào hay bình đựng ân sủng nào – ngay cả Ngài, như chúng ta biết rõ, đã bị đánh đập, lột trần, bị đòn vọt, chế giễu, lôi xềnh xệch, và rồi bị kéo căng ra, bị đóng đinh, bị giương cao trên Thập giá cho lũ đông tàn nhẫn nhìn xem.
Nhưng Người đã mang lấy sự ô nhục của tội nhân thay cho tội nhân, ngoại trừ Mẹ Người, Đấng vô tội, sự sỉ nhục tột đỉnh này.. Không phải trong thân xác, nhưng trong tâm hồn, Mẹ đã chịu đau khổ. Đúng thực, Mẹ đã hấp hối trong cơn hấp hối của Người ; trong cuộc khổ nạn của Người, Mẹ đã đồng lao cộng khổ ; Mẹ đã chịu đóng đinh với Người ; lưỡi đòng đâm thấu ngực Người đã đâm thấu tâm hồn Mẹ. Tuy nhiên không có một dấu hiệu hữu hình nào về cuộc tuẫn đạo âm thầm này, Mẹ đứng, lặng thinh, tự chủ, bất động, cô đơn dưới chân Thập giá của Con Mẹ, có các Thiên thần vây quanh, và được che khuất trong sự thánh thiện trinh tiết của Mẹ khỏi sự chú ý của tất cả những người dự phần vào cuộc Đóng đinh Người.
Đức Maria là « Vas insigneDevotionis » Đấng Sốt mến lạ lùng
Sốt sắng hay sốt mến là để được tận hiến. Chúng ta hiểu khi nói một bà vợ tận tình, một người con nhiệt tình thì có ý muốn nói gì. Đó là một người mà tư tưởng, ý nghĩ của người ấy tập trung vào người mình yêu tha thiết, mình âu yếm. Nàng dùng mắt theo dõi chàng ; nàng luôn tìm một phương thế phục vụ chàng ; và nếu những việc nàng phục vụ có tính cách rất nhỏ mọn thì cũng để chứng tỏ chúng thân tình và liên tục dường nào. Và đặc biệt nếu mục tiêu tình yêu của nàng yếu, hay bị đau khổ, hoặc gần chết thì nàng lại càng sống mãnh liệt hơn trong đời chàng, và không biết gì ngoài chàng nũa.
Đức Maria là « Regina Martyrum, » Nữ Vương các Thanh Tử vì Đạo
Đức Maria là “Turris Eburnea,” Tháp Ngà Báu
THÁP là một công trình xây dựng nổi lên cao hơn và dễ thấy hơn các vật khác trong vùng lân cận. Như thế khi chúng ta nói một người « cao ngổng cao ngông » hơn các bạn mình rất nhiều thì chúng ta có ý nói các bạn của người ấy nhỏ thó so với người ấy.
Phẩm tính của sự cao trọng này được đưa làm ví dụ nơi Đức Trinh Nữ. Mặc dầu Mẹ đau khổ bén nhạy hơn và âm thầm đau đớn não nề trước cuộc khổ nạn và chịu đóng đinh vào thập giá của Chúa hơn bất cứ Tông đồ nào vì lý do Mẹ là Mẹ của Người, tuy nhiên hãy xét xem giữa nỗi đau đớn sâu sắc của Mẹ thì Mẹ cao trọng hơn các Tông Đồ nhiêu hơn biết bao. Khi Chúa trải qua cơn hấp hối, họ đã ngủ vì đau buồn họ không thể vật lộn với nỗi bục mình sâu lắng và nỗi thất vọng của mình; họ không thể kiềm chế nó ; nó làm rối loạn, tê cóng và khắc phục những cảm giác của họ. Và không bao lâu sau đó, khi Thánh Phêrô bị những người đứng xem hỏi ông không phải là một trong những môn đệ của Chúa sao, ông đã chối phắt.
Ông cũng không phải là người duy nhất tỏ ra hèn nhát như thế. Các Tông Đồ, từng người và tất cả đều bỏ Chúa và chạy trốn, mặc dầu Thánh Gioan có quay lại. Còn hơn thế, họ thậm chí mất lòng tin vào Ngài, và đã nghĩ mọi kỳ vọng lớn lao Ngài đã xây dựng nơi các ông đã chấm dứt trong thất bại. Điều này thậm chí khác với tư cách dũng cảm của Thánh Mađalêna và còn khác nhiều hơn nữa với tư cách của Đức Mẹ ! Người ta nhận thấy rõ ràng Đức Mẹ đứng bên Thập Giá. Đức Mẹ không nằm lăn lộn trên cát bụi, nhưng đứng thẳng người để nhận lấy những cú đấm, những nhát đâm mà cuộc khổ nạn lâu dài của Con Mẹ đã gây ra cho Mẹ mỗi lúc.
Trong sự hào hiệp và quảng đại Mẹ chịu đau khổ đây, như được so sánh với các Tông Đồ, thì mô tả như Cây Tháp thì thực thích hợp. Nhưng những cây tháp, có thể nói, là kếch sù, thô kệch, nặng nề, gây khó chịu, những kiến trúc vô duyên, vì những mục đích của chiến tranh, chứ không phải hòa bình ; không có gì xinh đẹp, tao nhã , hoàn chỉnh như được thấy nổi bật nơi Đức Mẹ. Đúng thế : vì vậy Mẹ được gọi là Tháp Ngà, để gợi cho chúng ta sự sáng chói, sự tinh khiết và sự thanh nhã của chất liệu này, siêu việt dường nào sự đáng yêu và dịu hiền của Mẹ Thiên Chúa.
Sốt sắng hay sốt mến là để được tận hiến. Chúng ta hiểu khi nói một bà vợ tận tình, một người con nhiệt tình thì có ý muốn nói gì. Đó là một người mà tư tưởng, ý nghĩ của người ấy tập trung vào người mình yêu tha thiết, mình âu yếm. Nàng dùng mắt theo dõi chàng ; nàng luôn tìm một phương thế phục vụ chàng ; và nếu những việc nàng phục vụ có tính cách rất nhỏ mọn thì cũng để chứng tỏ chúng thân tình và liên tục dường nào. Và đặc biệt nếu mục tiêu tình yêu của nàng yếu, hay bị đau khổ, hoặc gần chết thì nàng lại càng sống mãnh liệt hơn trong đời chàng, và không biết gì ngoài chàng nũa.
Sự sốt mến mãnh liệt đối với Chúa, quên mình để yêu mến Chúa, được đưa làm ví dụ nơi Thánh Phaolô, đấng nói : « Tôi không biết gì ngoài Chúa Giêsu Kitô và Đấng chịu đóng đinh. » Và lại nữa, « Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà Chúa Kitô sống trong tôi ; và cuộc sống mà tôi hiện đang sống trong xác thịt, thì tôi sống trong đức tin Con Thiên Chúa, Đấng yêu thương tôi, và phó nộp mình cho tôi. »
Lòng sốt mến của Thánh Phaolô cho Chúa thì lớn lao thật, nhưng lòng sốt mến của Đức Trinh Nữ còn lớn lao hơn ; vì Mẹ là Mẹ Ngài, và Mẹ có Ngài và tât cả những đau khổ của Ngài thực sự ở trước mắt Mẹ, và vì Mẹ đã có sự thân mật gần gũi ba mươi năm trời với Ngài, và vì do sự thánh thiện đặc biệt gần gũi khôn tả trong tinh thần . Vậy, khi Ngài bị chế giễu, bị làm bầm dập, bị đánh đòn, và bị đóng đinh vào Thập giá, thì Mẹ cảm thấy đau nhói dường như mỗi sỉ nhục và hành hạ giáng lên Chúa là quất vào chính Mẹ. Mẹ có thể hết sức đau đớn trước mỗi đau nhói của Ngài.
Người ta gọi đây là lòng trắc ẩn hay nỗi đau khổ của Mẹ với Con Mẹ, và từ đây phát sinh lời rằng Mẹ là « Vas insigne devotionis »
Đức Maria là « Regina Martyrum, » Nữ Vương các Thanh Tử vì Đạo
Tại sao lại gọi Mẹ như thế ? — Me, Đấng chưa bao giờ bị đánh, bị thương tích hay bị xúc pham đến con người được thánh hiến của Mẹ ? Làm thế nào Mẹ được tán dương hơn những con người mà thân xác bị bạo động tàn nhẫn và hành khổ dữ dội nhất vì Thiên Chúa như thế ? Quả thật Mẹ là Nữ Vương toàn thể các Thánh, Nữ Vương của « những người mặc áo trắng bước đi với Chúa Kitô, vì họ xứng đáng », nhưng « còn những người bị giết vì Lời Chúa và vì việc họ làm chứng cho Chúa thì sao ? »
Để trả lời câu hỏi này, thì cần nhớ rằng đau khổ của tâm hồn có thể mãnh liệt như đau khổ phần xác. Những người xấu đang ở trong hỏa ngục và những người được tuyển chọn của Thiên Chúa đang ở trong Luyện ngục, thì chỉ phải đau khổ trong tâm hồn mà thôi, vì thân xác họ còn ở trong bụi đất ; nhưng đau khổ ấy dữ đội dường nào ! Và có lẽ rất nhiều người đã sống lâu, có thể làm chứng trong con người của mình nỗi đau đớn sắc bén như lưỡi gươm đâm chém họ, làm chứng trọng lượng và sức mạnh của nỗi đau đớn dường như quật ngã họ, mặc dầu không có đau đớn thân xác.
Thật là một nỗi kinh hoàng tràn ngập đối với Đức Mẹ khi phải chúng kiến Cuộc Thương khó và chịu đóng đinh vào Thập giá ! Nỗi thống khổ của Mẹ, như Ông Simêong đã báo cho Mẹ, lúc Mẹ dâng Chúa vào Đền Thờ, là một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ. Nếu chính Chúa còn không chịu được viễn tượng về những gì ở trước Chúa, và nghĩ đến đó, thì đã mướt mồ hôi máu, tâm hồn Ngài hoạt động theo thân xác mà, điều này lại không chứng tỏ nỗi đau đớn tâm thần lớn lao dường nào đó sao ? và quả là tuyệt diệu dẫu cho đầu óc và trái tim Mẹ đã phải chịu thua, khi Mẹ đứng dưới Thập giá của Ngài đó sao ?
Như thế Mẹ thực là Nữ Vương Các Thánh Tử vì Đạo.
Tại sao lại gọi Mẹ như thế ? — Me, Đấng chưa bao giờ bị đánh, bị thương tích hay bị xúc pham đến con người được thánh hiến của Mẹ ? Làm thế nào Mẹ được tán dương hơn những con người mà thân xác bị bạo động tàn nhẫn và hành khổ dữ dội nhất vì Thiên Chúa như thế ? Quả thật Mẹ là Nữ Vương toàn thể các Thánh, Nữ Vương của « những người mặc áo trắng bước đi với Chúa Kitô, vì họ xứng đáng », nhưng « còn những người bị giết vì Lời Chúa và vì việc họ làm chứng cho Chúa thì sao ? »
Để trả lời câu hỏi này, thì cần nhớ rằng đau khổ của tâm hồn có thể mãnh liệt như đau khổ phần xác. Những người xấu đang ở trong hỏa ngục và những người được tuyển chọn của Thiên Chúa đang ở trong Luyện ngục, thì chỉ phải đau khổ trong tâm hồn mà thôi, vì thân xác họ còn ở trong bụi đất ; nhưng đau khổ ấy dữ đội dường nào ! Và có lẽ rất nhiều người đã sống lâu, có thể làm chứng trong con người của mình nỗi đau đớn sắc bén như lưỡi gươm đâm chém họ, làm chứng trọng lượng và sức mạnh của nỗi đau đớn dường như quật ngã họ, mặc dầu không có đau đớn thân xác.
Thật là một nỗi kinh hoàng tràn ngập đối với Đức Mẹ khi phải chúng kiến Cuộc Thương khó và chịu đóng đinh vào Thập giá ! Nỗi thống khổ của Mẹ, như Ông Simêong đã báo cho Mẹ, lúc Mẹ dâng Chúa vào Đền Thờ, là một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ. Nếu chính Chúa còn không chịu được viễn tượng về những gì ở trước Chúa, và nghĩ đến đó, thì đã mướt mồ hôi máu, tâm hồn Ngài hoạt động theo thân xác mà, điều này lại không chứng tỏ nỗi đau đớn tâm thần lớn lao dường nào đó sao ? và quả là tuyệt diệu dẫu cho đầu óc và trái tim Mẹ đã phải chịu thua, khi Mẹ đứng dưới Thập giá của Ngài đó sao ?
Như thế Mẹ thực là Nữ Vương Các Thánh Tử vì Đạo.
No comments:
Post a Comment