Khi chuẩn bị cho bài chia sẻ Chúa Nhật thứ III Mùa Chay Năm A, theo Tin Mừng Thánh Gio-an chương 4, 5-42 nói về Nước Hằng Sống, tôi nhớ lại cách đây không lâu tôi có tham dự buổi thuyết trình về Lectio Divina do một linh mục tiến sĩ Kinh Thánh người Colombia hướng dẫn. Với lối trình bày dí dỏm nhưng thật sâu sắc, vị diễn giả này đã đem đến cho những tham dự viên hiểu biết một cách sâu sắc khi đọc và suy niệm Lời Chúa qua cách trình bày những hình ảnh, những dụ ngôn và những biểu tượng mà các tác giả Kinh Thánh đề cập đến.
Bài Tin Mừng theo thánh Gio-an chương 4, 5-42 nói về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp. Điều này cũng gợi cho tôi nhớ lại những cuộc gặp gỡ tương tự của các tổ phụ trong thời Cựu Ước cũng ngay bên các bờ giếng. Nếu chúng ta lần giở lại cuộc gặp gỡ giữa tổ phụ I- xa-ác và Rê-bê-ca (Xc. St 24, 10-66) thì đôi uyên ương này nên duyên vợ chồng từ bờ giếng. Rồi đến vị giải phóng dân Ít-ra-en có tên là Mô-sê cũng nên duyên vợ chồng với con gái của thầy tư tế Ma-đi-an bên bờ giếng sau khi trốn khỏi Ai-cập (Xc. Xh 2, 11-
22). Và vị Thầy của chúng ta, Đức Giê-su khả ái cũng gặp gỡ người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp, và qua cuộc gặp gỡ này, người phụ nữ cũng như những người đồng hương Sa-ma-ri của bà đã thay đổi và đã nhận ra vị Cứu Tinh không phải ở Giê- ru-sa-lem hay ở Sa-ma-ri mà chính là ở trong thần khí và sự thật (Xc Ga 4, 23-24tt).
Bài Tin Mừng quá hay và rất nhiều nghĩa cho tính đại kết nên tôi muốn dùng tưởng này như là lời mở đầu bài chia sẻ cho tờ Tiến Bước trong Năm Lời Chúa.
Bài Tin Mừng quá hay và rất nhiều nghĩa cho tính đại kết nên tôi muốn dùng tưởng này như là lời mở đầu bài chia sẻ cho tờ Tiến Bước trong Năm Lời Chúa.
Trong bài chia sẻ trước, tôi có đề cập đến “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của các nhà truyền giáo”. Những nhà truyền giáo, những linh mục, tu sĩ là những người rao giảng Lời Chúa thì họ cần phải học, phải chuyên sâu, phải hiểu rõ và sống Lời Chúa thì mới dám mạnh dạn rao giảng. Nếu không thì những lời rao giảng ấy trở nên rỗng tếch và vô giá trị. Còn những người khác không phải là linh mục, tu sĩ thì sao? Chẳng lẽ họ đứng ngoài cuộc và xem chuyện đọc hay suy niệm Kinh Thánh là chuyện của mấy người đi tu!!! Nhiều người còn nói nửa đùa nửa thật rằng nhiều người Công giáo có thể bỏ tiền chi tiêu mọi thứ đắt giá, nhưng
một thứ vô giá mà không ai thèm mua đó là quyển Kinh Thánh. Nhiều người khác còn nói rằng có người mua Kinh Thánh rồi về nhà bao thật kỹ, cất thật kỹ nhưng không bao giờ đọc. Bởi thế họ bông đùa rằng Kinh Thánh của người Công giáo và người Tin Lành chỉ khác nhau một chỗ là Kinh Thánh của người Công giáo luôn luôn mới và đẹp vì không bao giờ mở ra đọc, còn Kinh Thánh của người Tin Lành thì cũ và xấu vì họ thường xuyên đọc. Tôi không biết chuyện đó có đúng không nhưng tôi thấy quyển Kinh Thánh của tôi vẫn còn mới và đẹp vì lúc này tôi hay đọc Kinh Thánh trên Internet.
Tôi muốn nói với những bạn đồng môn của tôi, những Cursillitas hay còn gọi là De Colores- Muôn màu, muôn sắc, về tầm quan trọng của Lời Chúa trong phong trào của chúng ta. Logo con gà trống nhiều màu sắc cất tiếng gáy phần nào nói lên ơn gọi của chúng ta, những
Cursillistas. Tiếng gáy ở đây không có nghĩa là chúng ta tự cho mình là những người hiểu nhiều, biết nhiều rồi lên mặt với đời. Nhưng tiếng gáy ở đây là chúng ta biết vận dụng những gì chúng ta học được qua các khóa Cursillos, qua các cuộc tĩnh tâm, qua các sinh hoạt ngoại khóa, để biết đặt Chúa Giê-su vào trung tâm điểm của đời sống, để hiểu biết về Thiên Chúa và Giáo Hội và để khám phá thêm về ơn gọi làm nhân chứng Tin Mừng nơi các môi trường trần thế nhằm mục đích đem Chúa Ki-tô đến cho thế giới ngày nay.
Muốn được như thế thì những Cursillistas hữu, có thể gọi như thế cũng phải học hỏi và đào sâu Kinh Thánh để thấm nhuần giáo huấn của Thầy Chí Thánh vì “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô”.
Những ngày ở Colombia cho khóa học đào tạo, tôi có biết đến một phong trào gọi là Alpha (có thể vào link www.alphafriends.org hay www.alphalatinoamerica.org để tìm hiểu thêm). Tôi có tham gia để biết thêm về phong trào mới này được hình thành cách đây vài chục năm tại Anh và hiện giờ phát triển khá mạnh mẽ tại các nước Mỹ Latin và nhiều nước trên thế giớ. Một trong những người khởi xướng cho phong trào này là luật sư Nicky Gumbel người Anh, hiện giờ là một nhà thần học và linh mục Anh giáo, đã có những buổi tĩnh tâm cho khóa Alpha tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Anh quốc, và hiện nay số thành viên của phong trào Alpha này đã lên đến hàng triệu người thuộc hàng trăm quốc gia trên thế giới. Sỡ dĩ phong trào này phát triển mạnh như thế là do những người khởi xướng biết “gãi đúng chỗ ngứa” cho các tín hữu thời hiện đại khi biết đặt Chúa Giê-su làm trọng tâm và biết đưa ra những vấn nạn trong việc học hỏi và trau dồi Kinh Thánh.
Vậy, những Cursillistas hữu của chúng ta thì sao? Phong trào Cursillo của chúng ta đã bước qua cái tuổi gọi là thất thập cỗ lai hi rồi (vì thành lập từ thập niên 40‟s ở Tây Ban Nha). Chúng ta đã đem lại bao nhiêu người đến với Chúa qua Lời
Chúa và qua đời sống của chúng ta?
Khi còn làm việc ở một giáo xứ gồm nhiều cộng đoàn nước ngoài ở Obligado, miền Nam Paraguay, tôi có làm linh hướng cho phong trào Cursillo ở đây. Thực tình mà nói người Nam Mỹ rất thích hội họp, tiệc tùng và nhảy múa. Những Cursillistas ở đây cũng vậy. Khi họ hội họp thì thường ăn uống và ca hát. Họ cũng có những khóa hậu Cursillo nhưng họ rất ít học hỏi hay đào sâu Kinh Thánh. Như là người hướng dẫn tâm linh, tôi đã gợi lại cho họ rằng người Cursillista phải luôn gắn bó với Chúa qua Lời như cây liền cành và cần đến sự nâng đỡ cộng tác của anh chị em mình, như
được thể hiện trong câu nói: „Một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy anh chị em mình‟.
Trong Phần III của Tông Huấn Verbum Domini nói về Lời Chúa cho thế giới, số 114 có đề cập đến Kinh Thánh và hội nhập thế giới, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có viết : “Mẫu mực chân chính cho việc hội nhập văn hóa là chính cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời: “một „cuộc trao đổi văn hóa‟ (acculturation), hoặc „hội nhập văn hóa‟ (inculturation), sẽ thực sự là phản ánh cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời, khi mà một nền văn hóa, được biến đổi và tái sinh nhờ Tin Mừng, làm sản sinh khởi đi từ chính Truyền thống sống động của mình những cách thức diễn tả độc đáo sự sống, cử hành và những tư tưởng Kitô giáo”,1 nhờ đâm chồi từ nền văn hóa địa phương, nhờ trân trọng các semina Verbi (hạt giống Lời) và tất cả những gì đang có trong nền văn hóa ấy như là điều tích cực, nhờ mở nó ra với các giá trị Tin Mừng.2”
Anh chị em Cursillistas quí mến. Anh chị em đang sống trong một môi trường đa văn hóa, đa chủng tộc gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Anh chị em có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi và hội nhập văn hóa với các dân tộc khác đang cùng chung sống với anh chị em. Hàng tháng chúng ta có những khóa mới Cursillo và hàng năm chúng ta tổng kết được biết bao nhiêu
Cursillistas mới. Con số không nói lên được điều gì nếu chúng ta chỉ dừng lại để hãnh diện về nó. Chúng ta phải làm sao cho phong trào của chúng ta „Phúc Âm hóa‟ thế giới bằng cách đem Tin Mừng đến cho nhân loại qua những môi trường sống dị biệt trong xã hội, cố gắng cải hóa lương tâm cá nhân cũng như tập thể. Như chú gà trống với nhiều màu sắc sặc sỡ, những Cursillistas cũng phải gáy lên : “The rooster sings, the rooster sings. With a cock-a-doodle, cock-a-doodle-doo.... And that is why I love. The great loves of many colors...”
Chúng ta đang sống trong những tuần lễ của Mùa Chay để hướng về Mầu Nhiệm Phục Sinh. Ước mong những Cursillistas của chúng ta có một tinh thần hoán cải thật sự và biết đặt Lời Chúa làm trung tâm trong đời sống của mình. Felices Pascuas y que Dios les bendiga.
Colombia, Lễ Truyền Tin, 25-3-2011,
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
NB:
1 Đức Gioan-Phaolô II, Diễn văn cho các Giám mục Kenya (7-5-1980), s. 6: AAS 72 (1980), tr. 496; DC s. 1787, tr. 534.
2 X. Đại Hội Thường Niên lần thứ XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Instrumentum laboris, s.56.
No comments:
Post a Comment