Monday, September 26, 2011
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Ba Ngày 27/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
27 Tháng Chín --- Thánh Vinh-sơn Phao-lô (1580?-1660)
27 Tháng Chín
Thánh Vinh-sơn Phao-lô
(1580?-1660)
Cảnh một người hầu hấp hối xưng tội trên giường bệnh như đã mở mắt Vinh-sơn để nhìn thấy nhu cầu tâm linh của vùng quê nước Pháp thời bấy giờ. Ðó là giây phút quan trọng trong cuộc đời của một người xuất thân từ nông trại nhỏ ở Gascony, nước Pháp, mà bấy giờ, việc đi tu làm linh mục không có gì lớn lao hơn là có được một cuộc sống tiện nghi.
Chính nữ Bá Tước de Gondi (có người đầy tớ được Vinh-sơn giúp đỡ) đã thúc giục chồng bà cung cấp tiền bạc và hỗ trợ một nhóm truyền giáo có khả năng và hăng say muốn hoạt động cho người nghèo, người hầu và tá điền. Lúc đầu Cha Vinh-sơn quá khiêm tốn nên không nhận làm người lãnh đạo cho nhóm này, nhưng sau một thời gian hoạt động cho các tù nhân khổ sai ở Balê, ngài trở nên nhà lãnh đạo thực sự của tổ chức mà bây giờ được gọi là Hội Thừa Sai, hay tu sĩ Dòng Thánh Vinh-sơn. Các linh mục này, với lời thề khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và bền vững, tận tụy làm việc cho dân chúng ở các thành phố nhỏ hay làng mạc.
Thánh Vinh-sơn Phao-lô
(1580?-1660)
Cảnh một người hầu hấp hối xưng tội trên giường bệnh như đã mở mắt Vinh-sơn để nhìn thấy nhu cầu tâm linh của vùng quê nước Pháp thời bấy giờ. Ðó là giây phút quan trọng trong cuộc đời của một người xuất thân từ nông trại nhỏ ở Gascony, nước Pháp, mà bấy giờ, việc đi tu làm linh mục không có gì lớn lao hơn là có được một cuộc sống tiện nghi.
Chính nữ Bá Tước de Gondi (có người đầy tớ được Vinh-sơn giúp đỡ) đã thúc giục chồng bà cung cấp tiền bạc và hỗ trợ một nhóm truyền giáo có khả năng và hăng say muốn hoạt động cho người nghèo, người hầu và tá điền. Lúc đầu Cha Vinh-sơn quá khiêm tốn nên không nhận làm người lãnh đạo cho nhóm này, nhưng sau một thời gian hoạt động cho các tù nhân khổ sai ở Balê, ngài trở nên nhà lãnh đạo thực sự của tổ chức mà bây giờ được gọi là Hội Thừa Sai, hay tu sĩ Dòng Thánh Vinh-sơn. Các linh mục này, với lời thề khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và bền vững, tận tụy làm việc cho dân chúng ở các thành phố nhỏ hay làng mạc.
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (27/9) --- Phẩn Nộ Thánh
Thứ Ba Tuần 26 - TN Năm A
Lc 9,51-56
Mời Bạn: Con người thời nay không dễ gì nhường nhịn nhau, mà phải “ăn thua đủ” với nhau. Chúng ta vui mừng khi thấy người Công Giáo cam chịu thiệt thòi, bất công mà không oán hận.
Chia sẻ: Bạn phản ứng thế nào trước những bất công, khổ đau người khác làm cho mình? Bạn có dễ phẫn nộ, ta thán, không tha thứ, hay bạn noi gương Chúa Giêsu: “như con chiên bị đem đi xén lông mà không chống lại”?
Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi sẽ lưu ý để phản ứng như Chúa Giêsu trước một bất công, một lời nói xấu... Tôi sẽ mỉm cười đón nhận, và cầu nguyện cho người đã làm điều không tốt cho mình.
Cầu nguyện:Hát kinh Hòa Bình với tâm tình của các thánh tử đạo Việt Nam để xin ơn can đảm và sức mạnh.
Nhóm Biên Soạn suy niệm Lời
Lc 9,51-56
Phẩn Nộ Thánh
“Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng không?” (Lc 9,54)
Suy niệm: Hai môn đệ Gioan và Giacôbê tức giận đến điên lên vì dân một làng vùng Samaria không đón tiếp Chúa. Các ông muốn lấy lửa từ trời xuống thiêu họ để trả thù. Nhưng Chúa Giêsu khiển trách các ông, vì đó không phải là tinh thần của Ngài. Tinh thần của Chúa là hiền từ, bao dung, tha thứ, không chấp nhất sự dữ, “không lấy ác báo ác, không lấy lời nguyền rủa đáp lời nguyền rủa” (1P 3,10). Điều đó không luôn luôn dễ dàng, nhưng người ta không thể phục vụ Tin Mừng bằng cách đi ngược lại Tin Mừng. Bản chất Tin Mừng là yêu thương, và không ai có thể dùng bạo lực mà yêu thương. Có thể có những trường hợp họa hiếm được phẫn nộ một cách thánh thiện (ira sancta), nhưng cả khi ấy, sự phẫn nộ phải trong sáng, không vụ lợi và tự chế đúng mức (như khi Chúa trả lời kẻ đã vả mặt Chúa).Mời Bạn: Con người thời nay không dễ gì nhường nhịn nhau, mà phải “ăn thua đủ” với nhau. Chúng ta vui mừng khi thấy người Công Giáo cam chịu thiệt thòi, bất công mà không oán hận.
Chia sẻ: Bạn phản ứng thế nào trước những bất công, khổ đau người khác làm cho mình? Bạn có dễ phẫn nộ, ta thán, không tha thứ, hay bạn noi gương Chúa Giêsu: “như con chiên bị đem đi xén lông mà không chống lại”?
Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi sẽ lưu ý để phản ứng như Chúa Giêsu trước một bất công, một lời nói xấu... Tôi sẽ mỉm cười đón nhận, và cầu nguyện cho người đã làm điều không tốt cho mình.
Cầu nguyện:Hát kinh Hòa Bình với tâm tình của các thánh tử đạo Việt Nam để xin ơn can đảm và sức mạnh.
Nhóm Biên Soạn suy niệm Lời
Thực Thi Ý Chúa
Qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay chúng ta thấy Thiên Chúa đã trao ban cho con người sự tự do. Và với sự tự do này, con người có thể bước theoChúa nhưng cũng có thể quay lưng chống lại Ngài. Con người có thể vâng theothánh ý Chúa nhưng cũng có thể từ khướcđường nẻo của Ngài. Thế nhưngđiều quan trọng hơn đó là Thiên Chúa sẽxử sự với chúng ta tuỳ theoviệc chúng ta có hay không thực thi thánh ý Ngài, chứ không tuỳ thuộc vào lời nói của chúng ta.
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (26/9) --- Tất Cả Cho Nước Trời
Thứ Hai Tuần 26 - TN Năm A
Lc 9,46-50
Lc 9,46-50
Tất Cả Cho Nước Trời
“Ai là người nhỏ nhất trong anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất.” (Lc 9,50)
Suy niệm: Nữ thủ tướng Đức Markel vừa được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất trong năm 2011 này (25/08/2011). Người đời luôn quan tâm đến những người nam nữ quyền lực nhất, ảnh hưởng nhất, giầu có nhất… Các tông đồ cũng không tránh khỏi não trạng này khi suy nghĩ và thậm chí có lúc tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất. Đã là môn đệ Đức Giêsu -Đấng khai mở Nước Trời- và là công dân của Nước Trời ấy, nhưng xem ra các ông chưa hiểu gì về Nước Trời. Trong Nước Trời tình thương, công lý và an bình, làm gì có chuyện lớn nhất với nhỏ nhất, quyền lực nhất với hèn mọn nhất, vì ai ai cũng là con cái Thiên Chúa, là anh em với nhau, là em của Anh Cả Giêsu. Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Hai Ngày 26/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Sunday, September 25, 2011
Chúa Nhật Tuần XXVI Thường Niên Năm A
BÀI ĐỌC I: Ed 18, 25-28
"Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, nó sẽ được sống".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Đây Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 24, 4bc-5. 6-7. 8-9
Đáp: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Chúa (c. 6a).
1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con, và con luôn luôn cậy trông vào Chúa. - Đáp.
2) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin đừng nhớ lỗi lầm khi con còn trẻ và tội ác, nhưng hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. - Đáp.
3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho con nhận biết đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: Pl 2, 1-5 hoặc 1-11
"Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Đức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có lòng thương xót nào, thì anh em hãy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô.
Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hoả ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 21, 28-32
"Nó hối hận và đi làm.
Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông".
Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: 'Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!' Nó thưa lại rằng: 'Con không đi'. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: 'Thưa cha, vâng, con đi'. Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".
Đó là lời Chúa.
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ---- Chúa Nhật Ngày 25/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Saturday, September 24, 2011
Cn 1310: Medjurogje, Mẹ Buồn Nên Con Bịnh
Nguồn: spiritdaily.com
Sau khi được thị kiến Đức Mẹ Maria vào mùa đông năm 2007, thị nhân Mirjana thấy Đức Mẹ Maria quá buồn bã vì nhân loại không đáp lại lời kêu gọi hoán cải của Mẹ nên cô Mirjana quá buồn và có cảm tưởng là mình không sống nổi. Sau đó, cô bị bịnh suốt 3 ngày, cô luôn thấy gương mặt Đức Mẹ Maria trước mắt mình và cô cảm nhận được nỗi đau khổ của Đức Mẹ. Đó là lời chia sẻ của cô Mirjana trong một tác phẩm mới nhất.
Cô Mirjana tâm sự:
"Thật là đau lòng khi nhìn thấy Đức Mẹ khóc và tôi càng đau lòng hơn khi thấy niềm đau không thể diễn tả nổi và nỗi buồn trên khuôn mặt của Mẹ Maria. Niềm đau to lớn ấy mạnh mẽ đến nỗi dù không thấy được trái tim Mẹ nhưng tôi cảm thấy rất đau buồn.”
Thị nhân Medjugorje là cô Mirjana Dragicevic-Soldo kể cho tác giả Kresimir Sego trong cuốn sách mới “A Conversation with the Visionaries”, tạm dịch là “Một Cuộc Nói Chuyện với Các Thị Nhân”.
Sau khi được thị kiến Đức Mẹ Maria vào mùa đông năm 2007, thị nhân Mirjana thấy Đức Mẹ Maria quá buồn bã vì nhân loại không đáp lại lời kêu gọi hoán cải của Mẹ nên cô Mirjana quá buồn và có cảm tưởng là mình không sống nổi. Sau đó, cô bị bịnh suốt 3 ngày, cô luôn thấy gương mặt Đức Mẹ Maria trước mắt mình và cô cảm nhận được nỗi đau khổ của Đức Mẹ. Đó là lời chia sẻ của cô Mirjana trong một tác phẩm mới nhất.
Cô Mirjana tâm sự:
"Thật là đau lòng khi nhìn thấy Đức Mẹ khóc và tôi càng đau lòng hơn khi thấy niềm đau không thể diễn tả nổi và nỗi buồn trên khuôn mặt của Mẹ Maria. Niềm đau to lớn ấy mạnh mẽ đến nỗi dù không thấy được trái tim Mẹ nhưng tôi cảm thấy rất đau buồn.”
Thị nhân Medjugorje là cô Mirjana Dragicevic-Soldo kể cho tác giả Kresimir Sego trong cuốn sách mới “A Conversation with the Visionaries”, tạm dịch là “Một Cuộc Nói Chuyện với Các Thị Nhân”.
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Bảy Ngày 24/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Thời gian để lần hạt mân côi
Tôi có một người bạn gửi thư cho tôi kể lại một câu chuyện về các vị Linh Mục và việc Lần Hạt Mân Côi, nhưng câu chuyện này không dễ mà thích nghi với mọi người. Chị ấy đã viết như sau :
Trong tác phẩm mới nhất của Sơ Emmanuel, đã dành ra một chương viết về các Linh Mục và việc Lần Hạt Mân Côi dưới tiêu đề : “Không có thời giờ cầu nguyện ư ?”
Với niềm trìu mến, Sơ nhớ đến Cha Michel là vị Linh Mục chánh xứ của một giáo xứ lớn tại thủ đô Paris. Trong một chuyến hành hương đến Mễ Du, Cha đã hỏi thăm Sơ về Sứ Điệp đặc biệt mà Đức Mẹ đã ban cho các Linh Mục. Sơ Emmanuel đã kể ra một vài Sứ Điệp và nói thêm : “Đức Mẹ cũng xin các Linh Mục sống với tất cả các Sứ Điệp của Mẹ, nhất là hãy lần hạt Mân Côi hàng ngày.” “Các Linh Mục hãy lần hạt 3 chuỗi Mân Côi mỗi ngày.” Ngay lập tức, Cha Michel nói rằng việc này không thể thực hiện được bởi thời biểu công việc của Ngài rất bận rộn.
Friday, September 23, 2011
23 Tháng Chín, Các Bạn Là Con Cái Của Thiên Chúa
Các bạn là ai ?
Các bạn là thế hệ môn đệ mới của Đức Kitô, những người đã lãnh nhận Phép Rửa. Qua bí tích đầu tiên đó các bạn được đón nhận vào cộng đoàn Giáo Hội. Đối với hầu hết chúng ta, bí tích khai tâm này được lãnh nhận trong những tuần lễ đầu đời của mình. Cha mẹ ruột và cha mẹ đỡ đầu đưa chúng ta đến lãnh nhận Phép Rửa. Từ đó, chúng ta sống trong ơn thánh hóa. Thiên Chúa đã đặt ấn tín vô hình và vĩnh viễn trên chúng ta. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, linh hồn chúng ta được khắc ghi ân sủng.
Các bạn là thế hệ môn đệ mới của Đức Kitô, những người đã lãnh nhận Phép Rửa. Qua bí tích đầu tiên đó các bạn được đón nhận vào cộng đoàn Giáo Hội. Đối với hầu hết chúng ta, bí tích khai tâm này được lãnh nhận trong những tuần lễ đầu đời của mình. Cha mẹ ruột và cha mẹ đỡ đầu đưa chúng ta đến lãnh nhận Phép Rửa. Từ đó, chúng ta sống trong ơn thánh hóa. Thiên Chúa đã đặt ấn tín vô hình và vĩnh viễn trên chúng ta. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, linh hồn chúng ta được khắc ghi ân sủng.
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Sáu Ngày 23/9/2011
Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Thursday, September 22, 2011
Việc Lần Chuỗi Mân Côi, Lm Anphong Trần Ðức Phương
Theo Tinh Thần Tông Thư “Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria”
(Rosarium Virginis Mariae), Lm Anphong Trần Ðức Phương
Khi viết bài này tôi nhớ lại khi tôi còn làm ‘phó xứ’ tại một giáo xứ Hoa Kỳ khá lớn và có một họ lẻ (Mission). Lần đầu tiên đến lượt tôi đi dâng Lễ Chúa Nhật tại họ lẻ này, Cha xứ người Mỹ cẩn thẩn dặn tôi: “Đó là một vùng gần bờ sông, toàn là dân nhà giàu, có nghề nghiệp vững chắc như Bác sĩ, Giám đốc, Giáo sư đại học ... Trong số đó có một số gia đình Công Giáo, và họ đóng góp làm một Nhà Nguyện ở một sườn đồi. Nhà Nguyện tuy nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau đó, Cha xứ cười và nói ‘…nếu Cha đến sớm được mà cùng lần chuỗi Mân Côi với họ trước giờ Thánh Lễ thì họ thích lắm.’
(Rosarium Virginis Mariae), Lm Anphong Trần Ðức Phương
Khi viết bài này tôi nhớ lại khi tôi còn làm ‘phó xứ’ tại một giáo xứ Hoa Kỳ khá lớn và có một họ lẻ (Mission). Lần đầu tiên đến lượt tôi đi dâng Lễ Chúa Nhật tại họ lẻ này, Cha xứ người Mỹ cẩn thẩn dặn tôi: “Đó là một vùng gần bờ sông, toàn là dân nhà giàu, có nghề nghiệp vững chắc như Bác sĩ, Giám đốc, Giáo sư đại học ... Trong số đó có một số gia đình Công Giáo, và họ đóng góp làm một Nhà Nguyện ở một sườn đồi. Nhà Nguyện tuy nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau đó, Cha xứ cười và nói ‘…nếu Cha đến sớm được mà cùng lần chuỗi Mân Côi với họ trước giờ Thánh Lễ thì họ thích lắm.’
Wednesday, September 21, 2011
Cn 1307: Rắc Nước Phép Và Cầu Nguyện Cho Mọi Sự Được Tốt Đẹp
Một cô giáo chia sẻ cảm nghiệm về cách bảo vệ học sinh và lớp học của bà trong hơn 32 năm như sau:
Tôi đồng ý về việc nên dâng lời cầu nguyện trong những trường hợp khó khăn. Trong suốt 32 năm dạy học các lớp Mẫu Giáo, thường thì tôi có nhiều học sinh trong lớp, khoảng từ 25 đến 30 trẻ nhưng lớp tôi luôn có học sinh ngoan.
Mỗi buổi sáng tôi đến lớp sớm và rắc nước phép và muối làm phép ở chung quanh phòng học. Tôi cũng dâng những lời cầu nguyện cho các học sinh của mình và gia đình của các cháu. Tôi xin Chúa Thánh Thần giúp đỡ tôi để biết được những nhu cầu của các học sinh.
Trong từng ấy năm học, tôi không bao giờ có những học sinh khó bảo hay phá phách. Các học sinh của tôi luôn là những học sinh xuất sắc. Các đồng nghiệp của tôi thường hay so sánh và khen ngợi cách tôi dạy học và thái độ ngoan ngoãn của các học sinh. Họ tự hỏi làm sao mà tôi có thể làm cho lớp học tốt như thế.
Vì dạy trường công nên tôi không dám chia sẻ với họ về cách tôi cầu nguyện cho học sinh như thế nào. Tôi tin rằng nếu ai cũng bắt đầu một ngày làm việc bằng cách rẩy nước phép, rẩy muối làm phép và bằng lời cầu nguyện cho đối tượng của mình thì mọi sự sẽ tốt đẹp và suông sẻ.
Một người khác chia sẻ:
"Mỗi buổi tối, trước khi tắt đèn để ngủ, vợ chồng tôi thường rắc nước phép theo hình thánh giá và dùng nước phép làm dấu thánh giá trên mặt để có thể ngủ ngon mà không bị ác mộng. Nước phép là một Á Bí Tích, có thể xua trừ ma quỷ và mọi sự dữ.
Khi có người lạ vào ra nhà của chúng tôi, sau khi họ đi, chúng tôi cũng rẩy nước phép để xua trừ những gì không tốt đã theo họ mà vào nhà chúng tôi."
Kim Hà
21/9/2011
Tôi đồng ý về việc nên dâng lời cầu nguyện trong những trường hợp khó khăn. Trong suốt 32 năm dạy học các lớp Mẫu Giáo, thường thì tôi có nhiều học sinh trong lớp, khoảng từ 25 đến 30 trẻ nhưng lớp tôi luôn có học sinh ngoan.
Mỗi buổi sáng tôi đến lớp sớm và rắc nước phép và muối làm phép ở chung quanh phòng học. Tôi cũng dâng những lời cầu nguyện cho các học sinh của mình và gia đình của các cháu. Tôi xin Chúa Thánh Thần giúp đỡ tôi để biết được những nhu cầu của các học sinh.
Trong từng ấy năm học, tôi không bao giờ có những học sinh khó bảo hay phá phách. Các học sinh của tôi luôn là những học sinh xuất sắc. Các đồng nghiệp của tôi thường hay so sánh và khen ngợi cách tôi dạy học và thái độ ngoan ngoãn của các học sinh. Họ tự hỏi làm sao mà tôi có thể làm cho lớp học tốt như thế.
Vì dạy trường công nên tôi không dám chia sẻ với họ về cách tôi cầu nguyện cho học sinh như thế nào. Tôi tin rằng nếu ai cũng bắt đầu một ngày làm việc bằng cách rẩy nước phép, rẩy muối làm phép và bằng lời cầu nguyện cho đối tượng của mình thì mọi sự sẽ tốt đẹp và suông sẻ.
Một người khác chia sẻ:
"Mỗi buổi tối, trước khi tắt đèn để ngủ, vợ chồng tôi thường rắc nước phép theo hình thánh giá và dùng nước phép làm dấu thánh giá trên mặt để có thể ngủ ngon mà không bị ác mộng. Nước phép là một Á Bí Tích, có thể xua trừ ma quỷ và mọi sự dữ.
Khi có người lạ vào ra nhà của chúng tôi, sau khi họ đi, chúng tôi cũng rẩy nước phép để xua trừ những gì không tốt đã theo họ mà vào nhà chúng tôi."
Kim Hà
21/9/2011
Cn1308: Cây Thánh Giá Kỳ Diệu Tại Pennsylvania
CN1308: CÂY THÁNH GIÁ KỲ DIỆU TẠI PENNSYLVANIA Ông William Bauer kể về chuyện một cây thánh giá được dựng lên tại vùng St. Mary's thuộc tiểu bang Pennsylvania. Ông Bauer là một cư dân đã giải thích về nơi mà cây thánh giá được dựng lên tại Núi Zion, khoảng 13 dặm về phía nam của vùng St. Mary's. Ông Bauer kể: “Có một người ở vùng DuBois tên là William McMahon. Ai cũng gọi ông ấy là 'Bill Irish.' Ông ấy là một người đưa thư và luôn ngừng lại ở một nơi để ăn trưa. Vào mùa hè năm 1990 khi ông ấy đang ăn trưa thì mọi sự bắt đầu xẩy ra. |
22 Tháng Chín --- Thánh Lorenzo Ruiz Và Các Bạn (1600?-1637)
Thánh Lorenzo Ruiz và Các Bạn
(1600?-1637)
Lorenzo sinh trưởng ở Manila và bố là người Trung Hoa, mẹ là người Phi Luật Tân, cả hai đều là Kitô Hữu. Bởi thế ngài biết tiếng Tầu và tiếng Tagalog từ bố mẹ, và ngài còn biết tiếng Tây Ban Nha từ các cha Ða Minh mà ngài thường giúp lễ và dọn lễ cho các cha. Ngài sống về nghề chuyên môn viết chữ đẹp (calligrapher), biên chép lại các tài liệu trong một dạng tự tuyệt vời. Ngài là hội viên trung kiên của Hội Ái Hữu Mai Khôi dưới sự bảo trợ của các cha Ða Minh. Ngài lập gia đình và được hai trai một gái.
Cuộc đời Lorenzo thay đổi bất ngờ khi ngài bị kết tội sát nhân. Chúng ta không được biết gì hơn ngoài lời kể của hai cha Ða Minh là "Lorenzo bị nhà cầm quyền lùng bắt vì tội giết người mà ngài có mặt tại hiện trường hoặc họ ghép tội cho ngài."
Vào lúc đó, ba linh mục Ða Minh, Antonio Gonzalez, Guillermo Courtet và Miguel de Aozaraza, chuẩn bị dong buồm sang Nhật mặc dù ở đó đang bắt đạo dữ dội. Cùng đi với họ có một linh mục Nhật Bản, Vicente Shiwozuka de la Cruz, và một giáo dân tên Lazaro, bị phong cùi. Lorenzo, đang lẩn tránh nhà cầm quyền nên muốn được nhập bọn, và mãi cho đến khi ra tới biển thì Lorenzo mới biết là họ sang Nhật.
(1600?-1637)
Lorenzo sinh trưởng ở Manila và bố là người Trung Hoa, mẹ là người Phi Luật Tân, cả hai đều là Kitô Hữu. Bởi thế ngài biết tiếng Tầu và tiếng Tagalog từ bố mẹ, và ngài còn biết tiếng Tây Ban Nha từ các cha Ða Minh mà ngài thường giúp lễ và dọn lễ cho các cha. Ngài sống về nghề chuyên môn viết chữ đẹp (calligrapher), biên chép lại các tài liệu trong một dạng tự tuyệt vời. Ngài là hội viên trung kiên của Hội Ái Hữu Mai Khôi dưới sự bảo trợ của các cha Ða Minh. Ngài lập gia đình và được hai trai một gái.
Cuộc đời Lorenzo thay đổi bất ngờ khi ngài bị kết tội sát nhân. Chúng ta không được biết gì hơn ngoài lời kể của hai cha Ða Minh là "Lorenzo bị nhà cầm quyền lùng bắt vì tội giết người mà ngài có mặt tại hiện trường hoặc họ ghép tội cho ngài."
Vào lúc đó, ba linh mục Ða Minh, Antonio Gonzalez, Guillermo Courtet và Miguel de Aozaraza, chuẩn bị dong buồm sang Nhật mặc dù ở đó đang bắt đạo dữ dội. Cùng đi với họ có một linh mục Nhật Bản, Vicente Shiwozuka de la Cruz, và một giáo dân tên Lazaro, bị phong cùi. Lorenzo, đang lẩn tránh nhà cầm quyền nên muốn được nhập bọn, và mãi cho đến khi ra tới biển thì Lorenzo mới biết là họ sang Nhật.
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (22/9) --- Theo Tiếng Lương Tâm
Thứ Năm Tuần 25 - TN Năm A
Lc 9,7-9
Lc 9,7-9
Theo Tiếng Lương Tâm
Tiểu vương Hêrôđê nghe biết những gì đã xảy ra, thì phân vân lắm. (Lc 9,7)
Suy niệm: “Lương tâm cảnh cáo ta như một người bạn trước khi trừng phạt ta như một thẩm phán” (Vua Ba Lan Stanislas). Tiểu vương Hêrôđê lúc này đang bị “thẩm phán” lương tâm trừng phạt vì tội giết chết một ngôn sứ can đảm như Gioan Tẩy Giả. Nhà vua bị tội ác này ám ảnh đến nỗi khi nghe nói về danh tiếng của Đức Giêsu, ông liền cho rằng Gioan đã sống lại. Vâng theo tiếng lương tâm thúc dục, Gioan đã can trường khiển trách một ông vua loạn luân. Chiều theo lời xúi giục của phụ nữ, Hêrôđê đã giết chết một người vô tội. Ông tưởng rằng khi giết chết người tố giác tội mình, lòng ông sẽ yên hàn thảnh thơi. Thế nhưng, dù lời khiển trách bên ngoài của vị ngôn sứ đã bị dập tắt, tiếng lương tâm trong tâm hồn tiếp tục trừng phạt ông đêm ngày.Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Năm Ngày 22/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Ai lên Thiên đàng trước ai ?
VRNs (22.09.2011) – Suy niệm Lời Chúa CN 26 TN A
Cách đây đúng 3 năm, sau thánh lễ Chúa Nhật 26 Thường Niên năm A, tôi uống cà phê trước Nhà Thờ Đ.T., nghe mấy ông sồn sồn vừa uống cà phê vừa nói chuyện to:
- Làm có môt giờ cũng lãnh một đồng ! Bực bội tuần trước chưa nguôi. Tuần này, thêm bực vì đám ăn chặn của dân, đám sống bằng vốn tự có lại có vé ưu tiên vào Thiên Đàng trước! Bực thiệt!
- Có gì mà bực?
- Ông là thánh sao mà không bực? Hai hạng này đang thịnh. Một bên là lấy tiền của dân mà mua lạc thú, bên bán cái nghìn vàng! Ông coi đó, ả ở đầu xóm kìa, hôm thì kẹp ông xe ôm, hôm thì kẹp chàng em-xi giọng mái, đêm thì với một chú CA Huyện, đêm khác với vài tên thuế vụ, vài cậu cầu lông, lâu lâu lại một anh CA Sàigòn bảnh tỏn đi xe con ra rước ả du hí vài ngày… không lẽ tụi nó lên thiên đàng trước tui và ông sao?
Lợi ích của Thánh lễ hàng ngày đối với trẻ em
VRNs (22.09.2011) – CatholicPhoenix - Là người Công giáo, chúng ta đều biết tầm quan trọng của sự sống vĩnh hằng, nhưng chúng ta có thực sự nghĩ về trách nhiệm của chúng ta là chăm sóc linh hồn của con cháu? Là cha mẹ, chúng ta dễ ưu tiên nhu cầu tạm thời của các con: yêu thương, bảo vệ, che chở, cho ăn, chăm sóc sức khỏe, học hành, học thêm, xã hội hóa. Bất kỳ thứ nào cũng có nhiều cơ hội có thể hướng dẫn và giáo dục chúng thành người trưởng thành. Cũng vậy khi áp dụng vào giáo dục tâm linh cho trẻ. Chúng ta phải nắm được điều cốt lõi là mở được tiềm lực để thành công giúp chúng vừa thành nhân vừa nên thánh. Có dịp nào tốt hơn là làm cho việc dự thánh lễ hàng ngày là một phần của cuộc sống?
Tuesday, September 20, 2011
21 Tháng Chín --- Thánh Mátthêu
Mátthêu là người Do Thái làm việc cho đạo quân xâm lăng La Mã, thu thuế của những người đồng hương Do Thái. Mặc dù người La Mã có lẽ không cho phép moi tiền của người chịu thuế một cách quá đáng, nhưng điều họ quan tâm vẫn là hầu bao của mình nên họ thường làm ngơ về những hành động của "người thầu thuế". Do đó sau này, những người thu thuế thường bị khinh miệt như người phản bội dân Do Thái. Người Pharisiêu coi họ là hạng "tội lỗi." Bởi thế, thật bàng hoàng khi Ðức Kitô gọi một người như vậy để trở nên môn đệ của Người.
Mátthêu lại làm Ðức Kitô thêm khó khăn khi tổ chức một bữa tiệc tiễn biệt tại nhà của ông. Phúc Âm kể cho chúng ta biết "nhiều người thu thuế" và "những người nổi tiếng tội lỗi" đã đến dự tiệc. Người Pharisiêu lại càng thêm khó chịu. Một người được cho là vị thầy vĩ đại lại có liên hệ gì với hạng người vô luân đó? Câu trả lời của Ðức Kitô là, "Người khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu, 'Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải của lễ.' Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng là người tội lỗi" (Mt. 9:12b-13). Ðức Kitô không gạt vấn đề thờ phượng và nghi lễ sang một bên; Người chỉ nói rằng việc yêu thương tha nhân thì quan trọng hơn.
Trong Tân Ước không còn đoạn nào nói về Mátthêu.
Mátthêu lại làm Ðức Kitô thêm khó khăn khi tổ chức một bữa tiệc tiễn biệt tại nhà của ông. Phúc Âm kể cho chúng ta biết "nhiều người thu thuế" và "những người nổi tiếng tội lỗi" đã đến dự tiệc. Người Pharisiêu lại càng thêm khó chịu. Một người được cho là vị thầy vĩ đại lại có liên hệ gì với hạng người vô luân đó? Câu trả lời của Ðức Kitô là, "Người khỏe mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu, 'Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải của lễ.' Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng là người tội lỗi" (Mt. 9:12b-13). Ðức Kitô không gạt vấn đề thờ phượng và nghi lễ sang một bên; Người chỉ nói rằng việc yêu thương tha nhân thì quan trọng hơn.
Trong Tân Ước không còn đoạn nào nói về Mátthêu.
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Tư Ngày 21/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (21/9) --- Những Điều Mát - Thêu Khọng Từ Bỏ
Thứ Tư Tuần 25 - TN Năm A
Th. Mátthêu, tông đồ, tác giả sách Tin Mừng Mt 9,9-13
Mời Bạn: Không ai nên thánh một mình. Mát-thêu đã làm như thế. Bạn cũng như tôi đều có nghĩa vụ làm như thế. Bạn sẽ nên thánh chứ? Và những ai sẽ cùng nên thánh với bạn và nhờ bạn? Có phải là những người cùng gia đình, cùng nghề nghiệp, cùng lớp, cùng trường với bạn không?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn nhớ dành một phút cầu nguyện cho những người đang cùng sống, cùng làm việc, cùng học, cùng chơi với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngay cả khi chúng con tội lỗi, Chúa đã cho chúng con cơ hội thống hối để nhờ đó chúng con làm chứng về lòng nhân lành của Chúa. Xin ban ơn giúp chúng con biết thật lòng trở về với Chúa và đem nhiều anh em cùng trở về với Chúa. Amen.
Nhóm Biên Soạn suy niệm Lời
Th. Mátthêu, tông đồ, tác giả sách Tin Mừng Mt 9,9-13
Những Điều Mát - Thêu Khọng Từ Bỏ
Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi đó. Người bảo ông: “Hãy theo tôi.” Ông đứng dậy đi theo Người. (Mt 9,9)
Suy niệm: Mát-thêu bỏ bàn thu thuế, để theo Chúa, nhưng ít nhất có hai điều ông đã không từ bỏ. Thứ nhất: ông đã không bỏ những bạn đồng nghiệp với ông. Ông mở tiệc lớn với họ để ăn mừng việc ông theo Chúa (x. Mt 9,11). Các Phúc Âm Mác-cô và Lu-ca nói rõ chi tiết này (x. Mc 2,15; Lc 5,29). Chúa Giê-su cũng có mặt trong bữa tiệc đó. Ai dám bảo rằng sau bữa tiệc đó, lại không có thêm những người cũng đứng dậy, cùng với Mát-thêu để đi theo Ngài? Thứ hai: Mát-thêu bỏ bàn thu thuế nhưng không quên đem theo cây bút. “Cây bút”, dụng cụ để tính sổ thu thuế giờ đây trở thành công cụ để ông ghi chép Tin Mừng. Ai có thể nói được bao nhiêu người đã trở thành môn đệ Đức Ki-tô nhờ đọc cuốn Tin Mừng mà người cựu thu thuế này đã viết ?Mời Bạn: Không ai nên thánh một mình. Mát-thêu đã làm như thế. Bạn cũng như tôi đều có nghĩa vụ làm như thế. Bạn sẽ nên thánh chứ? Và những ai sẽ cùng nên thánh với bạn và nhờ bạn? Có phải là những người cùng gia đình, cùng nghề nghiệp, cùng lớp, cùng trường với bạn không?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn nhớ dành một phút cầu nguyện cho những người đang cùng sống, cùng làm việc, cùng học, cùng chơi với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngay cả khi chúng con tội lỗi, Chúa đã cho chúng con cơ hội thống hối để nhờ đó chúng con làm chứng về lòng nhân lành của Chúa. Xin ban ơn giúp chúng con biết thật lòng trở về với Chúa và đem nhiều anh em cùng trở về với Chúa. Amen.
Nhóm Biên Soạn suy niệm Lời
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Ba Ngày 20/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Chuỗi Mân Côi cho Việt Nam
Vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại sự dữ là cầu nguyện với Thiên Chúa. Với khả năng hạn hẹp, con người nhỏ bé của chúng ta làm được gì, nếu không trông cậy vào quyền năng của Đấng Tối Cao? Một trong những cách cầu nguyện đặc thù hữu hiệu nhất của người Công Giáo là “lần hạt Mân Côi.”
5 Phút Suy Niệm Lời Chúa (20/9) --- Nghe Và Thực Hành Lời Chúa
Th. Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung, các bạn tử đạo Lc 8,19-21
Nghe Và Thực Hành Lời Chúa
“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”(Lc 8,21)
Suy niệm: Có nhiều trường hợp ta cảm thấy gần gũi với người ngoài hơn là với người trong gia đình. Mối liên hệ sâu xa nhất trong cuộc sống không phải lúc nào cũng là mối liên hệ huyết thống, nhưng có thể là sự tương quan từ trái tim đến trái tim, từ trí óc đến trí óc. Khi cùng chung mục đích, lý tưởng, sở thích, ý hướng trong cuộc đời, con người sẽ thật sự trở nên thân thuộc với nhau. Chúng ta nhớ lại định nghĩa về Nước Trời được nói tới trong kinh Lạy Cha: Nước Trời là xã hội trên mặt đất, nơi ý Cha được thể hiện trọn vẹn như ở trên trời. Trong cuộc sống tại thế, chỉ mình Chúa Giêsu đã thành công trong việc đồng nhất ý muốn của mình với ý muốn của Chúa Cha. 20-9: Thánh Anrê Kim, Phaolô Chung Và Các Bạn Tử Đạo Triều Tiên
Năm 1984 Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn mừng kỷ niệm 200 năm (1784-1984) dân tộc Triều Tiên được diễm phúc lãnh nhận hồng ân Đức Tin và bí tích Rửa Tội. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) đã long trọng nâng 103 vị Tử Đạo Đại Hàn lên hàng hiển thánh. Thánh Lễ diễn ra tại Hán Thành (Séoul) thủ đô Nam Hàn vào Chúa Nhật 6-5-1984, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại Á Châu và Thái Bình Dương. Và lễ nhớ 103 thánh tử vì đạo Đại Hàn được ấn định vào ngày 20-9.
Ngược dòng thời gian, năm 1866 là năm Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn bị bách hại thật gắt gao. Trong số các chứng nhân Đức Tin gục ngã dưới lưỡi gươm ác nghiệt của triều đình có đông đảo các tín hữu giáo dân.Monday, September 19, 2011
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ----- Thứ Hai Ngày 19/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Sunday, September 18, 2011
Chương Trình Phát Thanh Chân Lý Á Châu ---- Chúa Nhật Ngày 18/9/2011
Xin Lưu Ý: Nếu quý vị không nghe được giờ phát thanh này là do phần kỹ thuật bên trang mạng Chân Lý Á Châu chưa sẵn sàng. Xin quý vị vui lòng trở lại sau. Cám ơn.
Saturday, September 17, 2011
Friday, September 16, 2011
Bảy mươi lần bảy!
Phêrô rất bị đụng chạm do những lời khuyên về cuộc sống huynh đệ. Ông đã nghe các luật sĩ tranh luận về việc tha thứ. “Đối với vợ, ngươi có thể tha thứ cho vợ một lần... Đối với anh em, ngươi phải tha thứ co anh em năm lần”. Còn quan điểm của Chúa Giêsu thì sao?
- Tôi phải tha thứ bảy lần phải không?
- Ngươi hãy tha thứ bảy mươi lần bảy.
Đứng trước câu trả lời này, một trong những câu trả lời điên rồ nhất của toàn bộ Tin Mừng, lúc này đây chúng ta có thể ở trong một tình trạng bi đát hết sức an bình. Bi đát: Chúa đang yêu cầu chúng ta một sự tha thứ rất khó khăn và tất cả đảo lộn trong ta khi nghĩ đến điều đó. An bình: cuộc sống của chúng ta thanh thản đến độ sự đòi hỏi của Chúa Giêsu đối với chúng ta dường như rất dễ: chắc chắn là phải luôn luôn tha thứ.
Anh em tha thứ cho nhau - JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Nếu bạn chợt nhận ra mình cũng yếu đuối và dễ lầm lỗi như người mà bạn đang kết án, thì bạn có còn muốn kết án họ không?
2. Bạn có dễ dàng tha thứ lần nữa cho người mà bạn đã từng tha cho một món nợ lớn, nhưng chính người ấy lại không chịu tha cho con cái bạn một món nợ rất nhỏ không?
3. Khi bạn mang trong mình một nỗi hờn giận, tâm hồn bạn có bình an không? Cách tốt nhất và khôn ngoan nhất để giải quyết nỗi hờn giận ấy là gì?
Suy tư gợi ý:
1. Nếu bạn chợt nhận ra mình cũng yếu đuối và dễ lầm lỗi như người mà bạn đang kết án, thì bạn có còn muốn kết án họ không?
2. Bạn có dễ dàng tha thứ lần nữa cho người mà bạn đã từng tha cho một món nợ lớn, nhưng chính người ấy lại không chịu tha cho con cái bạn một món nợ rất nhỏ không?
3. Khi bạn mang trong mình một nỗi hờn giận, tâm hồn bạn có bình an không? Cách tốt nhất và khôn ngoan nhất để giải quyết nỗi hờn giận ấy là gì?
Suy tư gợi ý:
Thursday, September 15, 2011
Phúc trình Thường niên về tự do Tôn giáo Quốc tế
WASHINGTON DC - Hôm thứ ba 13 tháng 9, Bộ Ngoại giao Hoà kỳ vừa công bố bản Phúc trình Thường niên về tự do Tôn giáo Quốc tế và công bố tên các nước nằm trong danh sách CPC (các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo).
Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công bố bản Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo tại các nước trên thế giới. Phúc trình này phản ánh tình trạng thực thi tín ngưỡng của người dân, đồng thời cũng cho thấy mức độ tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của chính phủ các nước.
Phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhấn mạnh:
Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
Phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhấn mạnh:
Caritas Phan Thiết tặng 1000 phần quà Trung Thu cho các em thiếu nhi
Hồng Hương
PHAN THIẾT - Một tay ôm chặt gói bánh, một tay ẵm búp bê xơ vừa trao, hai chị em bé H’Lan tít mắt cười khanh khách, dù không hiểu hết tiếng Việt, nhưng bé vẫn lắc lư người theo cử điệu của bài hát quý thầy chủng sinh hướng dẫn. H’Lan là một trong số 1000 em nhận được niềm vui với phần quà Trung Thu của Caritas Phan Thiết trao tặng năm nay.
Xem hình ảnh
Với sự hỗ trợ của Quý Ân Nhân, Caritas Phan Thiết đã lần lượt tổ chức vui trung thu cho các em thiếu nhi của 4 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật và trẻ em nghèo-dân tộc ở Vĩnh Hảo, Giáo xứ Giuse và Đagury (thuộc khu vực Đa Mi). Mỗi nơi đến, chúng tôi đều có cảm nhận đặc biệt về niềm vui của các em khi được cộng đồng quan tâm chia sẻ.
PHAN THIẾT - Một tay ôm chặt gói bánh, một tay ẵm búp bê xơ vừa trao, hai chị em bé H’Lan tít mắt cười khanh khách, dù không hiểu hết tiếng Việt, nhưng bé vẫn lắc lư người theo cử điệu của bài hát quý thầy chủng sinh hướng dẫn. H’Lan là một trong số 1000 em nhận được niềm vui với phần quà Trung Thu của Caritas Phan Thiết trao tặng năm nay.
Xem hình ảnh
Với sự hỗ trợ của Quý Ân Nhân, Caritas Phan Thiết đã lần lượt tổ chức vui trung thu cho các em thiếu nhi của 4 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật và trẻ em nghèo-dân tộc ở Vĩnh Hảo, Giáo xứ Giuse và Đagury (thuộc khu vực Đa Mi). Mỗi nơi đến, chúng tôi đều có cảm nhận đặc biệt về niềm vui của các em khi được cộng đồng quan tâm chia sẻ.
ĐTC: Thiên Chúa xót thương cứu thoát người vô tội bị bách hại
Linh Tiến Khải9/14/2011
Xem ra Thiên Chúa nín lặng và không hiện diện trước cảnh người vô tội bị bách hại. Nhưng Thiên Chúa hiện diện, gần gũi, lắng nghe và và can thiệp giải thoát họ. Đó là chiến thắng của đức tin có thể biến cái chết thành ơn sự sống và vực thẳm khổ đau thành suối nguồn hy vọng.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 8.000 tín hữu và du khàch hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 14-9-2011. Bên cạnh các đoàn hành hương Tây Âu và Bắc Mỹ cũng có các đoàn hành hương đến từ Á châu, Phi châu và nhất là châu Mỹ Latinh như Mêhicô, Venezuela, Colombia, Chile và Argentina.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 8.000 tín hữu và du khàch hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolo VI sáng thứ tư 14-9-2011. Bên cạnh các đoàn hành hương Tây Âu và Bắc Mỹ cũng có các đoàn hành hương đến từ Á châu, Phi châu và nhất là châu Mỹ Latinh như Mêhicô, Venezuela, Colombia, Chile và Argentina.
Thập Giá
Trầm Thiên Thu 9/14/2011
Thập giá – đau khổ và nhục nhã
Thập giá là dụng cụ nhục hình dành cho các tội nhân thời đó. Thập giá là biểu tượng của sự thử thách, của nỗi khổ đau. Trong cuộc sống, dù muốn dù không, chúng ta vẫn gặp và chịu đựng nhiều thứ trái ý. Thật vậy, bị áp bức hoặc không làm gì được người kia thì đành phải chịu thua. Đó là “bị” vác thập giá, bị nhục nhã. Người Việt có câu: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Nhưng người ta thường “nói đùa” là “một sự nhịn, chín sự… nhục”.
Tuy nhiên, Thập giá cũng chính là dụng cụ nhục hình mà Chúa Kitô đã chịu đóng đinh vào, và Ngài đã chết trên đó để cứu chuộc nhân lọai. Ngài đã bị nhục nhã ê chề, vì hình phạt đóng đinh vào Thập giá chỉ dành cho những tên tội phạm “khét tiếng”. Không chỉ là bị đóng đinh vào Thập giá mà Ngài còn bị lột trần. Vô cùng nhục nhã. Thậm chí các môn đệ chí thiết cũng tìm cách rời xa Ngài vì sợ bị liên lụy. Chúa Giêsu đã bị liệt ngang hàng với cỡ tội phạm nguy hiểm như Baraba. Có lẽ không còn sự nhục nhã nào hơn nữa!
Thập giá là dụng cụ nhục hình dành cho các tội nhân thời đó. Thập giá là biểu tượng của sự thử thách, của nỗi khổ đau. Trong cuộc sống, dù muốn dù không, chúng ta vẫn gặp và chịu đựng nhiều thứ trái ý. Thật vậy, bị áp bức hoặc không làm gì được người kia thì đành phải chịu thua. Đó là “bị” vác thập giá, bị nhục nhã. Người Việt có câu: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Nhưng người ta thường “nói đùa” là “một sự nhịn, chín sự… nhục”.
Tuy nhiên, Thập giá cũng chính là dụng cụ nhục hình mà Chúa Kitô đã chịu đóng đinh vào, và Ngài đã chết trên đó để cứu chuộc nhân lọai. Ngài đã bị nhục nhã ê chề, vì hình phạt đóng đinh vào Thập giá chỉ dành cho những tên tội phạm “khét tiếng”. Không chỉ là bị đóng đinh vào Thập giá mà Ngài còn bị lột trần. Vô cùng nhục nhã. Thậm chí các môn đệ chí thiết cũng tìm cách rời xa Ngài vì sợ bị liên lụy. Chúa Giêsu đã bị liệt ngang hàng với cỡ tội phạm nguy hiểm như Baraba. Có lẽ không còn sự nhục nhã nào hơn nữa!
Nhân ngày lễ giỗ thứ chín để tưởng nhớ đến Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Kính gửi cha Phêrô Đỗ Quang Châu,
Giám đốc Quỹ Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận.
Cách thành viên và bằng hữu rất mến
Ân sủng và Bình an từ Thiên Chúa!
Tôi vui mừng kính chào cha và gửi đến cha sứ điệp này nhân dịp ngày lễ giỗ thứ chín để tưởng nhớ đến Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Đây chính là dịp thích hợp để chúng ta hồi tưởng lại gia sản quý báu mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta. Với lý do đó, tôi muốn mời các bạn suy gẫm lại tinh thần của ngài về tình huynh đệ, cuộc sống và các giáo huấn của ngài.
Giám đốc Quỹ Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận.
Cách thành viên và bằng hữu rất mến
Ân sủng và Bình an từ Thiên Chúa!
Tôi vui mừng kính chào cha và gửi đến cha sứ điệp này nhân dịp ngày lễ giỗ thứ chín để tưởng nhớ đến Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Đây chính là dịp thích hợp để chúng ta hồi tưởng lại gia sản quý báu mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta. Với lý do đó, tôi muốn mời các bạn suy gẫm lại tinh thần của ngài về tình huynh đệ, cuộc sống và các giáo huấn của ngài.
ÐỒNG CỨU CHUỘC HAY ÐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC
Trước hết, thế nào là Ðồng Cứu Chuộc theo định nghĩa của giáo hội? Ðức Trinh Nữ Maria hợp tác (co-operates) với Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ðiều này kết hợp bởi các yếu tố: Ðức Mẹ đã trở nên Mẹ của Ðấng Cứu Thế, và nhất là qua tình thương và việc cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu trên đồi Canvê (Calvary .)
Ðó là lời giải thích của các nhà thần học đương thời, nhưng từ thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập Thể,vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự cứu chuộc rồi. Mãi đến những thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề mới lại được đặt ra, cộng thêm những tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc. Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ và được công nhận. Ðiều này đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ đã được nói đến từ thế kỷ XIII. Ông Richard thànhSt. Laurent và có lẽ cả thánh Bonaventure đã dùng chữ Coadjutrix để gọi Ðức Mẹ là Ðấng Trợ Giúp (Helper).
Từ thế kỷ XVII và đặc biệt là từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến đến Công Ðồng Vatican II, người ta đã thường nhắc đến chữ Ðồng Cứu Chuộc (Coredemptrix). Ðây cũng là chủ đề của đại hội Thánh Mẫu ở Pháp năm 1947, và đại hội Thánh Mẫu Quốc Tế ở Roma năm 1950. Nhưng ÐGH Piô XII đã không chấp thuận chữ Coredemptrix, thay vào đó, ngài đã dùng chữ Phụ Tá của Ðấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper, Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian (Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, với Ðức Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn (sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và tuyệt đối của danh từ. Nhưng Ðức Chúa Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và thiên chức Mẹ Thánh của Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc (redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông Thư Inter sodalicia của ÐGH Benedict XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác định không nên lập thành tín điều “những vấn nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế, chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi (soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn (de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg. 49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô (như Chúa Kitô đã đồng bản tính và cùng năng quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi Con.) Hiện tại, nhiều thần học gia Công giáo cũng như ngoài Công giáo cho rằng chữ Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa Kitô.
ÐẤNG TRUN G GIAN
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (ÐTG, Mediatrix) đã được giáo hội Ðông Phương dùng để kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứVII . Mãi đến thế kỷ thứ XII, thánh Bernard của giáo hội La Tinh (Tây Phương) mới làm cho chữ này thành thông dụng. Danh hiệu ÐTG đã không phải là một chức vị với quyền hành đặc biệt dành cho Ðức Maria. Cũng như chữ Ðồng Cứu Chuộc, danh hiệu này có thể mang nhiều ý nghĩa tùy mỗi tham chiếu khác nhau. Có ba “thời điểm” (moments) trong cuộc đời của Ðức Mẹ, đã cho thấy tác động trung gian của Mẹ: Cuộc Nhập Thể (Incarnation), Sự Ðóng Ðinh (Crucifixion), và thời Hiện Tại (the Present) với vinh quang Nước Trời mà Ðức Mẹ đang được hưởng, trong khi giáo hội trần thế còn phải chờ đợi.
Tại cuộc Nhập Thể của chúa Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế đến, Ðức Mẹ là ÐTG đã thể hiện trong sự kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là ÐTG ngay ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian (STG) của Ðức Mẹ rất khác với STG của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để được cứu rỗi. STG của Ðức Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện trong những trường hợp đặc biệt cho những ơn đặc biệt. STG của Ðức Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa thuận chung về việc phương cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này. Thánh Mẫu học xác định rằng sự can thiệp trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một giòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc ân tuôn chảy đến tận tâm hồn của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae Dominae ÐGH Benedict XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Benedict XV và Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được các nghị phụ trong Công Ðồng Vatican II chấp thuận (LM, 62).
ÐẤNG BÀO CHỮA
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để nói lên sự cầu bầu đặc biệt của Ðức Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng từ này từ thế kỷ thứ II. Thánh Gioan thànhDamascus đã dùng một chữ Hi Lạp tương đương: Paracletos. Ðến thế kỷ thứ XII, danh xưng này đã được dùng trong kinh Salve Regina, và thánh Bernard đã thường xuyên xử dụng từ này. ÐGH Lêô X đã nhắc đến chữ này trong tông thư Pastoris Aeteni, năm 1520 của ngài. Từ đó, hầu hết các ÐGH kế tiếp đã dùng danh xưng này với Ðức Mẹ. Cuối cùng, trong Hiến Chế Lumen Gentium, 62, các nghị phụ đã chúc tụng đức Mẹ qua danh xưng này cùng với những danh xưng khác như đã nói ở trên.
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội ấy đã được tẩy rửa trước khi Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad 2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau “Ðức Mẹ Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều. Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội đã được sinh ra và từ từ trưởng thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn mạnh thì Chúa càng mạc khải thêm những mầu nhiệm của Ngài. Những mạc khải này có thể đến từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác của các nhà thần học, để rồi cuối cùng được chấp nhận bởi Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được công bố như những giáo huấn chính thức của giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó là những khởi đầu cần thiết để giúp những người nghiên cứu về sau có một cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” chỉ ám chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan trọng, vì khẩu hiệu trên phải hiểu là “Tất cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian và chuyển mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho Dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và điều đó đã xoay quanh chữCORE DEMT RIX! Có vị đã trả lời cách đại cương rằng “như vậy thì dùng chữ khác”, như ÐHY O’Connor, nhưng khó là ở chỗ nhiều người vẫn còn muốn giữ chữ Coredemptrix.
Người viết bài này cũng xin có ý kiến xây dựng về việc phiên dịch chữ Coredemptrix qua tiếng Việt, không đặc biệt nhằm vào cá nhân hay tập thể nào, nhưng chỉ mong nói lên sự chính xác của việc phiên dịch danh xưng quan trọng này. Xin được trình bày vấn đề trong sự tôn trọng và tương kính ở mức độ cao nhất.
Chữ Coredemptrix hay rõ hơn: Co-Redemptrix đã được nhiều người dịch qua tiếng Việt thành “Ðồng Công Cứu Chuộc.” “Co” là một “tiếp đầu ngữ” (prefix) chỉ đơn giản có nghĩa là “cùng” hay “đồng.” Thí dụ: “co-author” dịch là “đồng tác giả”, chứ không ai dịch là “đồng công tác giả” bao giờ! Ðôi khi chữ này cũng chỉ một công việc kém hơn, thí dụ: “co-pilot”, thời trước 1975 được dịch là “phi công phụ.”
Thêm chữ “công” vào danh xưng Ðồng Cứu Chuộc để làm sáng nghĩa hơn? Không hẳn như vậy vì chữ này đã làm lệch hẳn ý nghĩa trung thực của chữ Co-redemptrix. Xin đan cử một thí dụ nữa: Hai người bạn nói chuyện với người thứ ba, họ nói rằng: “Chúng tôi đồng (hay cùng) xây ngôi nhà này.” Người nghe sẽ hiểu ngay là cả hai người đã góp công vào việc hoàn thành ngôi nhà đó, nhưng không nhất thiết là họ phải góp công ngang hàng với nhau, hoặc ai hơn ai. Nhưng nếu họ nói cách xác quyết hơn: “Chúng tôi đồng công xây ngôi nhà này.” Người nghe có thể sẽ phải hiểu là họ muốn nhấn mạnh rằng họ cùng góp công, góp của ngang nhau và không ai hơn ai!
Nếu nói rằng cần phải thêm chữ “công” vào những những chữ “đồng cứu chuộc” vì ngôn ngữ, trong sự chuyển tiếp từ chữ nôm sang quốc ngữ mới (theo mẫu tự La Tinh), ở nước ta thời Ðệ Nhị Thế Chiến đã chưa được phát triển như hiện tại. Như vậy, có phải ở thời điểm hôm nay, khi con người đã đi vào Thiên Kỷ mới, danh xưng này cần được sửa đổi cho chính xác hơn, thành “Đức Mẹ Đồng Cứu Chuộc”, để khỏi gây hiểu lầm giữa các giáo hữu Công Giáo cũng như khỏi bị chất vấn bởi những anh em Tin Lành, nói riêng và tất cả những Kitô hữu khác ngoài Công Giáo, nói chung?
Cuối cùng thì Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu học nhiều hơn và sẵn sàng đón nhận những mạc khải, linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh định mầu nhiệm Nước Trời. Cần phải để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với ngài (các ÐHY, ÐGM, nhà thần học). Ơn Chúa sẽ tác động trong con người để đáp lại những giáo huấn đó, nhưng con người vẫn có tự do để đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những “va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm tin chân chính của giáo hội trong Thánh Ý Chúa.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
(1): Hiện giáo hội Công Giáo đã có 4 tín điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).
Ðó là lời giải thích của các nhà thần học đương thời, nhưng từ thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập Thể,vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự cứu chuộc rồi. Mãi đến những thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề mới lại được đặt ra, cộng thêm những tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc. Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ và được công nhận. Ðiều này đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ đã được nói đến từ thế kỷ XIII. Ông Richard thành
Từ thế kỷ X
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper, Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian (Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, với Ðức Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn (sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và tuyệt đối của danh từ. Nhưng Ðức Chúa Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và thiên chức Mẹ Thánh của Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc (redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông Thư Inter sodalicia của ÐGH Benedict XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác định không nên lập thành tín điều “những vấn nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế, chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi (soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn (de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg. 49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô (như Chúa Kitô đã đồng bản tính và cùng năng quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi Con.) Hiện tại, nhiều thần học gia Công giáo cũng như ngoài Công giáo cho rằng chữ Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa Kitô.
ÐẤNG T
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (ÐTG, Mediatrix) đã được giáo hội Ðông Phương dùng để kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứ
Tại cuộc Nhập Thể của chúa Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế đến, Ðức Mẹ là ÐTG đã thể hiện trong sự kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là ÐTG ngay ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian (STG) của Ðức Mẹ rất khác với STG của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để được cứu rỗi. STG của Ðức Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện trong những trường hợp đặc biệt cho những ơn đặc biệt. STG của Ðức Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa thuận chung về việc phương cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này. Thánh Mẫu học xác định rằng sự can thiệp trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một giòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc ân tuôn chảy đến tận tâm hồn của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae Dominae ÐGH Benedict XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Benedict XV và Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix) đã được các nghị phụ trong Công Ðồng Vatican II chấp thuận (LM, 62).
ÐẤNG BÀO CHỮA
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để nói lên sự cầu bầu đặc biệt của Ðức Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng từ này từ thế kỷ thứ II. Thánh Gioan thành
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội ấy đã được tẩy rửa trước khi Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad 2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau “Ðức Mẹ Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều. Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội đã được sinh ra và từ từ trưởng thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn mạnh thì Chúa càng mạc khải thêm những mầu nhiệm của Ngài. Những mạc khải này có thể đến từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác của các nhà thần học, để rồi cuối cùng được chấp nhận bởi Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được công bố như những giáo huấn chính thức của giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó là những khởi đầu cần thiết để giúp những người nghiên cứu về sau có một cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” chỉ ám chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan trọng, vì khẩu hiệu trên phải hiểu là “Tất cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian và chuyển mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho Dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và điều đó đã xoay quanh chữ
Người viết bài này cũng xin có ý kiến xây dựng về việc phiên dịch chữ Coredemptrix qua tiếng Việt, không đặc biệt nhằm vào cá nhân hay tập thể nào, nhưng chỉ mong nói lên sự chính xác của việc phiên dịch danh xưng quan trọng này. Xin được trình bày vấn đề trong sự tôn trọng và tương kính ở mức độ cao nhất.
Chữ Coredemptrix hay rõ hơn: Co-Redemptrix đã được nhiều người dịch qua tiếng Việt thành “Ðồng Công Cứu Chuộc.” “Co” là một “tiếp đầu ngữ” (prefix) chỉ đơn giản có nghĩa là “cùng” hay “đồng.” Thí dụ: “co-author” dịch là “đồng tác giả”, chứ không ai dịch là “đồng công tác giả” bao giờ! Ðôi khi chữ này cũng chỉ một công việc kém hơn, thí dụ: “co-pilot”, thời trước 1975 được dịch là “phi công phụ.”
Thêm chữ “công” vào danh xưng Ðồng Cứu Chuộc để làm sáng nghĩa hơn? Không hẳn như vậy vì chữ này đã làm lệch hẳn ý nghĩa trung thực của chữ Co-redemptrix. Xin đan cử một thí dụ nữa: Hai người bạn nói chuyện với người thứ ba, họ nói rằng: “Chúng tôi đồng (hay cùng) xây ngôi nhà này.” Người nghe sẽ hiểu ngay là cả hai người đã góp công vào việc hoàn thành ngôi nhà đó, nhưng không nhất thiết là họ phải góp công ngang hàng với nhau, hoặc ai hơn ai. Nhưng nếu họ nói cách xác quyết hơn: “Chúng tôi đồng công xây ngôi nhà này.” Người nghe có thể sẽ phải hiểu là họ muốn nhấn mạnh rằng họ cùng góp công, góp của ngang nhau và không ai hơn ai!
Nếu nói rằng cần phải thêm chữ “công” vào những những chữ “đồng cứu chuộc” vì ngôn ngữ, trong sự chuyển tiếp từ chữ nôm sang quốc ngữ mới (theo mẫu tự La Tinh), ở nước ta thời Ðệ Nhị Thế Chiến đã chưa được phát triển như hiện tại. Như vậy, có phải ở thời điểm hôm nay, khi con người đã đi vào Thiên Kỷ mới, danh xưng này cần được sửa đổi cho chính xác hơn, thành “Đức Mẹ Đồng Cứu Chuộc”, để khỏi gây hiểu lầm giữa các giáo hữu Công Giáo cũng như khỏi bị chất vấn bởi những anh em Tin Lành, nói riêng và tất cả những Kitô hữu khác ngoài Công Giáo, nói chung?
Cuối cùng thì Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu học nhiều hơn và sẵn sàng đón nhận những mạc khải, linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh định mầu nhiệm Nước Trời. Cần phải để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với ngài (các ÐHY, ÐGM, nhà thần học). Ơn Chúa sẽ tác động trong con người để đáp lại những giáo huấn đó, nhưng con người vẫn có tự do để đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những “va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm tin chân chính của giáo hội trong Thánh Ý Chúa.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
(1): Hiện giáo hội Công Giáo đã có 4 tín điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).
Subscribe to:
Posts (Atom)