WASHINGTON DC - Hôm thứ ba 13 tháng 9, Bộ Ngoại giao Hoà kỳ vừa công bố bản Phúc trình Thường niên về tự do Tôn giáo Quốc tế và công bố tên các nước nằm trong danh sách CPC (các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo).
Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công bố bản Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo tại các nước trên thế giới. Phúc trình này phản ánh tình trạng thực thi tín ngưỡng của người dân, đồng thời cũng cho thấy mức độ tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của chính phủ các nước.
Phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhấn mạnh:
“Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân ở các nơi trên thế giới luôn là mối quan tâm cơ bản của Hoa Kỳ; mối quan tâm này xuất phát từ những ngày đầu tiên Hợp Chủng quốc được thành lập và nó vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.Khi nhìn ra thế giới, chúng ta thấy ở một số nước chính phủ không tôn trọng hoặc không thừa nhận quyền tự do cơ bản nhất của con người; đó là quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Người dân tại các quốc gia này không được tự do cử hành các nghi thức tín ngưỡng mà mình đã chọn, hoặc giáo dục con cái theo tín ngưỡng truyền thống của gia đình, và cũng không được tự do bày tỏ niềm tin về tôn giáo của mình. Ngược lại, nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực, và có khi còn bị bắt bớ.”
Đồng thời với việc công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo. Hàng năm Bộ Ngoại giao cũng thông qua danh sách một số nước cần được quan tâm, theo dõi trong vấn đề tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của người dân nước họ, gọi tắt là CPC. Danh sách CPC mới công bố năm nay gồm 8 nước trong đó có: Trung Quốc, Miến điện, Bắc Hàn, Iran, Ả-rập Xê-út, Sudan, Eritrea, và Uzbekistan.
Từ đầu năm nay, ngoài 8 quốc gia được nêu trong danh sách CPC kỳ này, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa thêm vào danh sách CPC 6 nước gồm: Ai- cập, Nigeria, Iraq, Turkmenistan, Pakistan, và Việt Nam. Lý do là chính phủ của tất cả những nước này đều vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân một cách nghiêm trọng. Do vậy việc đưa tên các nước này vào danh sách CPC, kết hợp với những biện pháp “trừng phạt” trong quan hệ song phương sẽ khiến họ phải thay đổi thái độ đối với người dân và cải thiện tình hình nhân quyền, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo. Khi Bộ Ngoại giao chính thức công bố danh sách CPC, chính quyền Mỹ thường có kèm các khoản chế tài về tài chính hay quân sự đối với những nước này.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam
Mặc dù Việt Nam không nằm trong danh sách CPC năm nay, phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dành 20 trang nói về tình hình tự do tôn giáo trong nước. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner nhận định về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như sau:
“Theo báo cáo này Việt Nam có vài cải tiến, những vẫn còn một số thụt lùi. Chính phủ cho phép xây dựng mới hàng trăm nơi thờ phượng, tín ngưỡng. Nhưng những vấn đề vi phạm nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, nhất là ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là việc không thừa nhận một số tôn giáo như các nhóm Tin Lành ở các vùng cao hay Phật giáo Hoà Hảo. Báo cáo này cũng nêu rõ việc bắt bớ, đàn áp giáo dân Cồn Dầu. Ngoài ra, chính quyền cũng vừa đưa cha Nguyễn Văn Lý trở vào tù sau 16 tháng được trả tự do sau khi trải qua các cơn đột quỵ do bị giam giữ trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt.”
Trước đây Việt Nam đã bị đưa vào danh sách CPC vào năm 2004, vì không đáp ứng đề nghị của Mỹ trong việc trả tự do cho một số người bị giam vì tín ngưỡng và một số yêu cầu khác. Cuối năm 2006, trước khi Tổng thống George W. Bush tới Hà Nội dự Hội nghị APEC, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vì cho rằng Việt Nam đã có những tiến bộ về tôn giáo. Nhưng liên tiếp từ năm 2006 cho đến nay các tổ chức nhân quyền và một số vị dân cử Hoa Kỳ yêu cầu đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC, sau khi xảy ra các vụ khủng bố đàn áp tôn giáo trong nước.
Cũng xin được nhắc lại hồi tháng Mười năm ngoái, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2009 tại 198 quốc gia trên thế giới, trong đó ghi rằng, Việt Nam tiếp tục có tiến bộ tuy còn nhiều vấn đề. Và ngay sau đó Việt Nam phản đối, cho rằng báo cáo này "vẫn còn có những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam."
Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
Phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhấn mạnh:
“Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân ở các nơi trên thế giới luôn là mối quan tâm cơ bản của Hoa Kỳ; mối quan tâm này xuất phát từ những ngày đầu tiên Hợp Chủng quốc được thành lập và nó vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.Khi nhìn ra thế giới, chúng ta thấy ở một số nước chính phủ không tôn trọng hoặc không thừa nhận quyền tự do cơ bản nhất của con người; đó là quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Người dân tại các quốc gia này không được tự do cử hành các nghi thức tín ngưỡng mà mình đã chọn, hoặc giáo dục con cái theo tín ngưỡng truyền thống của gia đình, và cũng không được tự do bày tỏ niềm tin về tôn giáo của mình. Ngược lại, nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực, và có khi còn bị bắt bớ.”
Đồng thời với việc công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo. Hàng năm Bộ Ngoại giao cũng thông qua danh sách một số nước cần được quan tâm, theo dõi trong vấn đề tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của người dân nước họ, gọi tắt là CPC. Danh sách CPC mới công bố năm nay gồm 8 nước trong đó có: Trung Quốc, Miến điện, Bắc Hàn, Iran, Ả-rập Xê-út, Sudan, Eritrea, và Uzbekistan.
Từ đầu năm nay, ngoài 8 quốc gia được nêu trong danh sách CPC kỳ này, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa thêm vào danh sách CPC 6 nước gồm: Ai- cập, Nigeria, Iraq, Turkmenistan, Pakistan, và Việt Nam. Lý do là chính phủ của tất cả những nước này đều vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân một cách nghiêm trọng. Do vậy việc đưa tên các nước này vào danh sách CPC, kết hợp với những biện pháp “trừng phạt” trong quan hệ song phương sẽ khiến họ phải thay đổi thái độ đối với người dân và cải thiện tình hình nhân quyền, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo. Khi Bộ Ngoại giao chính thức công bố danh sách CPC, chính quyền Mỹ thường có kèm các khoản chế tài về tài chính hay quân sự đối với những nước này.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam
Mặc dù Việt Nam không nằm trong danh sách CPC năm nay, phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dành 20 trang nói về tình hình tự do tôn giáo trong nước. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner nhận định về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như sau:
“Theo báo cáo này Việt Nam có vài cải tiến, những vẫn còn một số thụt lùi. Chính phủ cho phép xây dựng mới hàng trăm nơi thờ phượng, tín ngưỡng. Nhưng những vấn đề vi phạm nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, nhất là ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là việc không thừa nhận một số tôn giáo như các nhóm Tin Lành ở các vùng cao hay Phật giáo Hoà Hảo. Báo cáo này cũng nêu rõ việc bắt bớ, đàn áp giáo dân Cồn Dầu. Ngoài ra, chính quyền cũng vừa đưa cha Nguyễn Văn Lý trở vào tù sau 16 tháng được trả tự do sau khi trải qua các cơn đột quỵ do bị giam giữ trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt.”
Trước đây Việt Nam đã bị đưa vào danh sách CPC vào năm 2004, vì không đáp ứng đề nghị của Mỹ trong việc trả tự do cho một số người bị giam vì tín ngưỡng và một số yêu cầu khác. Cuối năm 2006, trước khi Tổng thống George W. Bush tới Hà Nội dự Hội nghị APEC, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vì cho rằng Việt Nam đã có những tiến bộ về tôn giáo. Nhưng liên tiếp từ năm 2006 cho đến nay các tổ chức nhân quyền và một số vị dân cử Hoa Kỳ yêu cầu đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC, sau khi xảy ra các vụ khủng bố đàn áp tôn giáo trong nước.
Cũng xin được nhắc lại hồi tháng Mười năm ngoái, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2009 tại 198 quốc gia trên thế giới, trong đó ghi rằng, Việt Nam tiếp tục có tiến bộ tuy còn nhiều vấn đề. Và ngay sau đó Việt Nam phản đối, cho rằng báo cáo này "vẫn còn có những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam."
No comments:
Post a Comment