Thursday, October 31, 2013
Wednesday, October 30, 2013
Saturday, October 26, 2013
Friday, October 25, 2013
Thursday, October 24, 2013
Friday, October 18, 2013
Thursday, October 17, 2013
Cần cầu nguyện để không mất đức tin
ROME, 17 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh Lễ hôm nay, 17 tháng 10, 2013 tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: “Cần phải cầu nguyện để không mất đức tin. Những ai không cầu nguyện là bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý, và không có Chúa Giêsu.” Nhưng, cầu nguyện, không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.”
Đức Thánh Cha đã đăng một Tweet trên chương mục @Pontifex_fr để xác định tầm quan trọng ngài dành cho việc cầu nguyện hàng ngày của tất cả mọi người đã chịu phép rửa: "Việc cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ gói ghém trong một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật; cần phải có một mối tương quan hàng ngày với Chúa Kitô.”
Đức Thánh Cha đã đăng một Tweet trên chương mục @Pontifex_fr để xác định tầm quan trọng ngài dành cho việc cầu nguyện hàng ngày của tất cả mọi người đã chịu phép rửa: "Việc cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ gói ghém trong một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật; cần phải có một mối tương quan hàng ngày với Chúa Kitô.”
Saturday, October 12, 2013
Sống Chứng Nhân Tin Mừng
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Hôm nay Giáo Hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Ðạo VN vì 3 lý do :
- Hân hoan và hãnh diện vì các thánh là người VN, không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào hơn, khi đất nước ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.
- Hân hoan và hãnh diện vì số lượng đông đảo các Thánh VN. Với 117 vị Thánh. Giáo Hội VN được xếp nhất nhì trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các Thánh.
Friday, October 11, 2013
Thursday, October 10, 2013
Đức Tuân Phục của Mẹ Maria
Hạt Cát
Nếu chúng ta chịu khó suy niệm về cuộc đời của Mẹ Maria, chúng ta có thể nhận ra, xét về tổng thể, cuộc đời của Mẹ không khác cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Mẹ cũng phải đối đầu với những khó khăn, thử thách, chứ không phải vì là Gia Đình Thánh, nên Mẹ được đặc ân xa vượt trên mọi vấn đề của cuộc sống.
Mẹ cũng phải đối đầu với những khó khăn, thử thách, chứ không phải vì là Gia Đình Thánh, nên Mẹ được đặc ân xa vượt trên mọi vấn đề của cuộc sống.
Thiên Chúa hành xử không như người thợ đúc khuôn, để các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn giống nhau, không như người chuyên viên gắn bộ phận điện tử vào một “người” robot, để “người” robot hành động theo đúng như những gì người chuyên viên đã cài đặt. Thiên Chúa hành xử với tư cách một Thiên Chúa của Tự Do. Ngài tự do dựng lên con người và Ngài để con người sống trên mặt đất cũng được tự do đối với lời mời gọi của Ngài, Đấng Tạo Dựng.
Wednesday, October 9, 2013
Saturday, October 5, 2013
Thursday, October 3, 2013
Wednesday, October 2, 2013
Tuesday, October 1, 2013
Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) (1768-1840)
Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) là một y sĩ và là thầy giảng;
sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình; chết 10 tháng 7 năm 1840 tại Ðồng Hới.
Ngài bị bắt năm 1838 vì thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai năm tù ngài chăm lo
cho các tù nhân và chịu đựng nhiều cuộc tra tấn. Bị xử giảo (thắt cổ) chết. Đức
Lêo XIII suy tôn ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc chân phước ngày 27.05.1900.
Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.Ngày Lễ
kính 10 tháng 7.
Vay mượn để giúp người
"Nếu bà và các con không cho tôi lấy của nhà giúp người,
tôi sẽ đi vay mượn hoặc làm thuê, kiếm tiền giúp họ". Đó là một câu nói đầy
cương quyết nhưng chân thành của quan vệ uý, cũng là ông lang và là ông trùm :
Ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh. Câu nói đó cho chúng tôi thấy và hiểu về một cuộc đời
72 năm phục vụ con người để phục vụ Thiên Chúa.
Antôn Nguyễn Ðích (1769-1838)
Antôn Nguyễn Ðích, sinh năm 1769 tại Chi Long, Nam Ðịnh; chết
12/8/1838, tại Bảy Mẫu. Thánh Antôn Ðích dùng gia sản nông nghiệp của ngài để
giúp cho công việc truyền giáo của Hội Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt vì che dấu
các linh mục, kể cả Giacôbê Năm, là người đang chạy trốn việc lùng bắt của nhà
vua. Bị xử trảm (chém đầu). Cùng với linh mục Mai Năm và ông Lý Mỹ, ông trùm
Antôn Nguyễn Đích, được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn Chân Phước ngày
27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển
thánh. Lễ kính vào ngày 12/08.
Gia trưởng một gia đình tử đạo.
Thánh Antôn Nguyễn Đích, một mẫu gương sáng ngời cho những
người gia trưởng, đặc biệt trong việc giáo dục hướng dẫn đức tin cho con cái.
Không kể thánh Lý Mỹ, người con rể chí hiếu, đã cùng tử đạo một ngày, gia đình
ông đã cống hiến hai chứng nhân đức tin khác (hai vị này không có trong số 117)
: ông Lý Thi, bị xử giảo năm 1858 thời vua Tự Đức (con thứ hai ông Trùm Đích),
và ông phó Nhâm, người con thứ tư, cương quyết không bước qua Thập Giá, bị đầy
lên Cao Bằng và qua đời tại đó.
Anrê Tường (1812-1862)
Anrê Tường, thầy giảng; sinh năm 1812 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh;
chết 16 tháng 6 năm 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951. Trong trường hợp
thánh Anrê Tường thì không thấy ghi lại phép lạ nào, tài liệu để lại quá ít, chỉ
diễn tả mấy nét sơ sài, làm sao có thể làm rõ nét để mà hình thành một con đường
tu đức? Có cảm tưởng Ngài như một vị thánh vô danh vậy! Lễ kính vào ngày 16/06.
Chứng từ cho Tin Vui đạo Chúa ở ngay trong cuộc sống bình lặng
thường ngày. Chứng từ của các ngài vượt trên chữ viết hay tài liệu. Đức tin mới
là cốt lõi, coi thường mọi sự, kể cả mạng sống mình.
ĐI TÌM ĐƯỜNG TU ĐỨC
Mùa hè năm 1995, tôi xếp đặt để có thể qua Paris vào văn khố
của Hội Thừa Sai Paris (MEP) để tìm tòi tài liệu. Nhưng sau một thời gian vật lộn
với cái nóng mùa hè để ngồi đọc những lá thư viết tay do các vị giám mục truyền
giáo liên hệ gửi về Hội Thừa Sai và Bộ Truyền Giáo, tôi sinh nản lòng. Vì thực
ra cũng chẳng thu lượm thêm được bao nhiêu hơn những điều đã đọc và đã biết.
Tôi mò mẫm ngó tới nhìn lui trong phòng lưu trữ di tích các Thánh Tử Đạo. Đây
là cuốn sách nguyện của thánh Đoàn Công Quí; kia là đôi hài mỗi khi làm lễ của
thánh Dũng Lạc; rồi những bộ xương thánh để trong những hộp gắn kỹ.
Anrê Trần Văn Trông (1814-1835)
Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28
tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt
tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên
hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam vào tù. Mẹ của
ngài có mặt khi ngài bị xử tử và đã nhận lãnh thủ cấp của con trong lòng. Phong
Á Thánh 1900. Ngày Lễ 28 tháng 11.
Trong vòng tay người mẹ.
Trong hành tích thánh Anrê Trần Văn Trông, người quân nhân xứ
Huế, ta thấy nổi bật lên chân dung của một bà mẹ. Đức Giáo Hoàng Lêo XIII ca tụng
bà đã thể hiện lòng can trường "theo gương Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo".
Như Đức Maria dưới chân Thánh Giá dâng hiến Người Con Yêu Dấu, bà mẹ đó cũng có
mặt trong cuộc hành quyết để hiến dâng người con trai duy nhất của mình. bà đi
bên cạnh con, không than khóc không sầu buồn, trái lại còn bình tĩnh vui vẻ
khuyên con hãy bền chí đến cùng.
Anrê Phú Yên (1625 - 1644)
Anrê Phú Yên - Sinh tại tỉnh Phú Yên năm 1625. Rửa tội năm
15 tuổi, cùng lúc với bà mẹ góa và các anh chị, do chính cha Ðắc Lộ (Alexandre
de Rhodes). Tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644. Ngày 5 tháng 3 năm thánh 2000, Ðức
Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước một thanh niên Việt Nam, tử đạo
ngày 26 tháng 7 năm 1644, và được biết dưới tên thánh Anrê, và đồng thời cũng
là thầy giảng.
Ba thế kỷ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Thầy anh dũng dâng hiến
mạng sống vì trung thành với đức tin Kitô và những lời Thầy cam kết với Chúa
Kitô trong tư cách là người truyền bá Tin Mừng và giáo lý Kitô, nhưng ký ức về
Thầy vẫn không suy giảm; trái lại, tấm gương của Thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch
nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giúp đỡ họ
sống phù hợp và trung thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều
thăng trầm phức tạp và khó khăn.
Anrê Nguyễn Kim Thông (1790-1855)
Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), lý trưởng, thầy giảng;
sinh 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh; chết 15 tháng 7 năm 1855, tại Mỹ Tho. Thánh
Thuông, lý trưởng của làng, bị trục xuất vào lúc khởi đầu của cuộc bách hại vì
lòng sốt sắng của ngài với đạo Công Giáo.
Ngài chết rũ tù vì kiệt sức và đói khát trên đường di tán tại Mỹ Tho. được phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ kính 15 tháng 7.
Ngài chết rũ tù vì kiệt sức và đói khát trên đường di tán tại Mỹ Tho. được phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ kính 15 tháng 7.
Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790
tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, trong một
gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần đạo đức, được giáo dục theo tình
Phúc Âm trong khuôn khổ Nho học. Nguyễn Kim Thông lập gia đình, có chín người
con, 6 trai, 3 gái. Người con trai thứ 8 là linh mục Giuse Nguyễn Kim Thủ về
sau cũng chịu xử chém vì đạo. Con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, đi tu Dòng
Mến Thánh Giá.
Anrê Trần An Dũng Lạc (1795 – 1839)
Anrê Trần An Dũng Lạc, Sinh ra trong một gia đình ngoại giáo
ở Bắc Ninh năm 1795, Trần An Dũng theo cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Sau đó
cậu được gán cho một thày giảng nuôi nấng dạy dỗ và rửa tội với tên Thánh là
Anrê. Chịu chức Linh mục ngày
15-3-1823, bị xử trảm
ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày
27/05/1900 do Ðức Lêô XIII. Lễ kính ngày 21 tháng 12.
Ngài là một nhà truyền giáo kiên trì không biết mệt, bằng lời
nói và việc làm, tại nhiều giáo xứ cho đến khi bị bắt năm 1835. Giáo dân của
ngài quyên góp đủ tiền để chuộc ngài. Sau đó ngài đổi tên từ Dũng thành Lạc để
che dấu căn cước, và rời sang một vùng khác để tiếp tục sứ mạng.
Anê Lê Thị Thành (1781-1841)
Anê Lê Thị Thành (Bà Ðê), Phụ nữ có chồng; sinh năm 1781 tại
Bái-Ðền, Thanh Hóa; chết rũ tù ngày 12 tháng 7 năm 1841, tại Nam-Ðinh. Ngài
sanh trưởng trong một gia đình công giáo và là mẹ của 6 người con. Ngài bị bắt
khi đem thư của các vị thừa sai bị nhốt trong tù, và bị bắt. Phong Á Thánh
1909. Ngày Lễ: 12 tháng 7.
Thánh nữ tiên khởi Việt Nam
Nhìn lại lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, số chị em phụ
nữ góp phần xương máu làm chứng đức tin không phải là ít. Tuy nhiên tinh thần
kiên cường bất khuất vì Đức tin kitô giáo của thánh nữ Anê Lê thị Thành là một
mẫu gương hiếm có.
Chính quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh nổi tiếng "hùm xám tỉnh Nam" (Nam Định) cùng đành phải bất lực trong việc thuyết phục bà chối đạo. Quan áp dụng nhiều phương thế, từ khuyên dụ ngon ngọtt đến tra tấn nhục hình, gông xiềng, đòn đánh đến tan nát thân mình, cũng không thể lung lạc đức tin trung kiên của thánh nữ. Những giọt máu tung toé vì đòn vọt đã trở nên những bông hoa hồng kết thành triều thiên tử đạo, phần thưởng tuyệt hảo Thiên Chúa trọng thưởng : Anê Lê thị Thành, thánh nữ tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Chính quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh nổi tiếng "hùm xám tỉnh Nam" (Nam Định) cùng đành phải bất lực trong việc thuyết phục bà chối đạo. Quan áp dụng nhiều phương thế, từ khuyên dụ ngon ngọtt đến tra tấn nhục hình, gông xiềng, đòn đánh đến tan nát thân mình, cũng không thể lung lạc đức tin trung kiên của thánh nữ. Những giọt máu tung toé vì đòn vọt đã trở nên những bông hoa hồng kết thành triều thiên tử đạo, phần thưởng tuyệt hảo Thiên Chúa trọng thưởng : Anê Lê thị Thành, thánh nữ tiên khởi của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Subscribe to:
Posts (Atom)