Friday, February 28, 2014
Thursday, February 27, 2014
28/02/2014 - Thánh Grêgôriô 2 (c. 731)
Sinh ở Rôma, ngay từ khi còn trẻ Grêgôriô đã dính dáng đến công việc của Giáo Hội. Chính Thánh Giáo Hoàng Sergius I là người nhận thấy những đức tính cao quý nơi người trẻ tuổi này và đã tấn phong Grêgôriô làm trợ phó tế. Ngài phục vụ liên tiếp dưới bốn triều đại giáo hoàng với chức vụ thủ quỹ, và sau đó là quản thủ thư viện. Ngài được giao cho các nhiệm vụ quan trọng và tháp tùng Ðức Giáo Hoàng Constantine đến Constantinople để phản đối Hoàng Ðế Justinian II về các nghị định chống lại tây phương của Công Ðồng Trullan II (692). Sau khi Ðức Constantine từ trần, Grêgôriô được chọn làm giáo hoàng và được tấn phong năm 715.
Nụ Cười Của Bà Sarah
Kinh thánh thuật lại rằng, khi bà Sarah, vợ của tổ phụ Abraham, một lão bà gần đất xa trời, được Chúa cho biết là sẽ cưu mang và sinh con, bà đã có một phản ứng thật là người và cũng thật là kỳ diệu: bà đã cười!
Phải, bà cụ già Sarah có lẽ đã cười nắc nẻ khi đứng trước một hoàn cảnh xem ra trớ trêu như thế: một người đàn bà trên 70 tuổi mà còn được Thiên Chúa cho có con!... Thiên Chúa xem ra thích khôi hài!
Và khi Thiên Chúa hỏi tại sao cười, Sarah lại chối rằng mình đã không hề cười. Có lẽ do sợ hãi mà Sarah đã nín cười. Sự sợ hãi có lẽ không còn cho con người được nhìn thấy khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống... Nhưng liền sau khi sinh con, bà Sarah đã tìm lại được óc khôi hài cho nên bà đã đặt cho đứa con một cái tên khá ngộ nghĩnh là Issac; Issac theo tiếng Do Thái có nghĩa là được sinh từ một người đã cười...
28/02/14 THỨ SÁU TUẦN 7 TN (Mc 10,1-12) - HÔN NHÂN LINH THÁNH
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mc 10,9)
Suy niệm: Chúng ta có thể lấy làm lạ tại sao việc ly dị đã được luật Môsê cho phép (x. Đnl 24,1) mà người Pharisêu còn “hỏi thử” Chúa Giêsu có chấp nhận hay không. Nếu đã cho phép thì cứ theo luật mà thực hành, hà tất phải đặt vấn đề như thế làm chi nữa? Khoa chú giải Thánh Kinh cho biết trong nội bộ phái Pharisêu bấy giờ quả thực đang có tranh cãi kịch liệt về vấn đề này. Phải chăng tự thâm tâm người ta vẫn ray rứt –dù đã có luật cho phép ly dị– khi họ “phân ly những gì Thiên Chúa đã kết hợp”? Chúa Giêsu cho biết hiện trạng của luật Môsê chỉ là một sự nhân nhượng vì họ “lòng chai dạ đá”. Ngài nhắc lại nguyên lý đã có ngay từ đầu: “sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” để dứt khoát xoá bỏ quan điểm mập mờ cũng như lối thực hành du di của luật cũ và quả quyết rằng hôn nhân là thánh thiện và vô cùng cao quý.
28/02/2014 Thứ Sáu Tuần VII Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: Gc 5, 9-12
"Kìa quan toà đã đứng trước cửa".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em đừng kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị lên án. Kìa quan toà đã đứng trước cửa. Anh em hãy học gương kiên nhẫn và chịu đựng trong gian khổ của các tiên tri, là những người đã nói nhân danh Chúa. Đây chúng ta gọi những người đã kiên nhẫn đau khổ là có phúc. Anh em đã nghe nói đến sự kiên nhẫn của Gióp và đã thấy kết cuộc Chúa dành để cho ông, vì Chúa đầy lòng thương xót và lân mẫn.
Anh em thân mến, trước hết, anh em đừng (có) thề, dầu viện trời, dầu viện đất hay viện một hình (vật gì) khác. Lời nói anh em phải là: Có rằng có, không rằng không, để anh em khỏi bị toà án luận phạt. Đó là lời Chúa.
Chúa Nhật VIII thường niên - Năm A - SỐNG TRONG SỰ CHĂM SÓC CỦA CHÚA
LM Carolo Hồ Bạc Xái
I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến
Trong Thánh lễ hôm nay, Lời Chúa sẽ cho chúng ta biết rằng
Ngài rất yêu thương chúng ta, Ngài biết rõ chúng ta cần gì ngay trước khi chúng
ta mở miệng xin Ngài, Ngài hằng chăm sóc chúng ta từng phút từng giây, và ngay
cả khi chúng ta quên Ngài thì Ngài vẫn không quên chúng ta.
Vậy chúng ta hãy dâng Thánh lễ trong tâm tình tạ ơn, và hãy
cầu xin Chúa giúp chúng ta luôn sống phó thác trong sự chăm sóc của Ngài.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Chúng ta quá lo lắng về những nhu cầu của cuộc sống vật chất
đến nỗi quên phó thác vào Chúa.
- Chúng ta bỏ nhiều thời giờ và công sức để tìm kiếm của cải
vật chất, mà không ưu tiên tìm biết để thi hành Thánh ý Chúa.
Chúa Nhật VIII thường niên - Năm A - CHỌN THIÊN CHÚA HAY TIỀN CỦA
Lm Đinh lập Liễm
A. DẪN NHẬP
Cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn. Bất cứ ai đều phải
có sự lựa chọn cho đời sống của mình về phương diện tinh thần cũng như vật chất.
Trên bình diện tôn giáo, Đức Giêsu đã chỉ dẫn cho chúng ta cách lựa chọn: ”Các
con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được”(Mt 4,24). Và
Ngài đã đòi chúng ta một sự lựa chọn dứt khoát: một là Thiên Chúa, hai là Tiền
của. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn và phải gánh chịu hậu quả về sự lựa chọn
đó.
Chúng ta là những người khôn ngoan đã dứt khoát chọn lựa
Thiên Chúa vì chúng ta là con của Ngài, đã được dựng nên giống hình ảnh Ngài. Một
khi đã chọn Thiên chúa, chúng ta phải tuyệt đối yêu mến và tin tưởng vào sự
quan phòng của Ngài. Chúa khuyên chúng ta đừng quá lo lắng về cơm ăn áo mặc,
hãy nhìn xem chim trời, hoa cỏ đồng nội thì biết. Nhưng chúng ta phải lưu ý:
Chúa khuyên chúng ta đừng “lo lắng” nhưng phải biêt “lo liệu”. Lo lắng là dấu
chỉ chưa đủ tin tưởng vào Chúa, còn lo liệu là biết khôn ngoan sắp đặt mọi sự
trong hiện tại cũng như trong tương lai trong sự yêu mến và tin tưởng phó thác
cho Chúa.
Chúa Nhật VIII thường niên - Năm A - NGƯỜI BIẾT RÕ CÁC NGƯƠI CẦN ĐẾN CÁC ĐIỀU ẤY
Đức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
Đời sống chúng ta hiện nay còn nhiều khó khăn. Vấn đề lương
thực là một và có lẽ phải đứng hàng đầu. Chúng ta đầu tắt mặt tối mà vẫn chưa đủ
cơm ăn áo mặc. Thế mà Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay lại bảo chúng ta đừng
lo lắng! Chúng ta có thể bình thản sống như Lời Chúa dạy không?
Thiết tưởng trước hết phải hiểu đúng ý của Chúa đã! Và cho
được như vậy, chúng ta phải nhờ chính Phụng vụ hôm nay giúp đỡ. Không phải vô
lý mà trước khi đọc cho chúng ta nghe bài Tin Mừng, Phụng vụ đã công bố mấy lời
của sách Isaia. Và chúng ta sẽ thấy những lời thư Phaolô cũng giúp chúng ta thi
hành Lời Chúa.
1) Hơn một người mẹ thương con
Chắc chắn những lời sách Isaia hôm nay không phải của nhà
tiên tri đã hoạt động trong dân Israel trước khi dân này mất Nước và bị đem đi
lưu đày. Sấm ngôn của vị tiên tri này chỉ chiếm 39 chương đầu trong sách Isaia
thôi. Những chương 40-55 là của một ngôn sứ khác, mai danh ẩn tích, thường được
gọi là Isaia II. Và người ta phải nói đến một Isaia III làm tác giả cho những
chương cuối cùng của sách Isaia hiện nay, gồm những chương 56-66.
Wednesday, February 26, 2014
Tinh Thần Phục Vụ
Mỗi Kitô hữu đều được mời gọi trở nên chứng nhân của Tin Mừng. Đây không chỉ là bổn phận mà còn là nghĩa vụ rất cần thiết để mở mang Nước Chúa. Chúng ta có sứ mệnh đưa Chúa Giêsu hiện diện giữa con người thời đại này bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào „Hãy rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện".
Chúng ta cùng noi gương phục vụ của Chúa Giêsu Kitô, năng cầu nguyện để gặp gỡ Ngài, yêu Ngài và học cùng Ngài để Ngài thánh hóa tâm hồn, hầu công việc phục vụ của quy vị đem lại niềm vui và hạnh phúc đích thực cho chính mình và cho mọi người. Muốn phục vụ thiết thực chúng ta cần có tinh thần từ bỏ chính cái tôi của mình, phải ý thức và luôn tỉnh thức đủ, để làm sinh lợi những „nén bạc" Chúa ban cho mình. Quý bạn và tôi cần có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tổ chức và liên đới chặt chẽ với nhau.
Chúng ta cùng noi gương phục vụ của Chúa Giêsu Kitô, năng cầu nguyện để gặp gỡ Ngài, yêu Ngài và học cùng Ngài để Ngài thánh hóa tâm hồn, hầu công việc phục vụ của quy vị đem lại niềm vui và hạnh phúc đích thực cho chính mình và cho mọi người. Muốn phục vụ thiết thực chúng ta cần có tinh thần từ bỏ chính cái tôi của mình, phải ý thức và luôn tỉnh thức đủ, để làm sinh lợi những „nén bạc" Chúa ban cho mình. Quý bạn và tôi cần có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tổ chức và liên đới chặt chẽ với nhau.
27 Tháng Hai - Thánh Gabrien của Ðức Mẹ Sầu Bi (c. 1862)
Ðám Ðông Dưới Chân Thập Giá
Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hòa Lan , sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "Ba Thập Giá". Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu trỗi lên một cách ngạo nghễ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét. Tác giả như muốn nói rằng không trừ một người nào mà không dính líu vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt gần như mất hút vào trong bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ để cho các nhà chuyên môn chẩn đoán rằng đó chính là khuôn mặt của danh họa Rembrandt. Tại sao giữa đám đông của những kẻ đang đằng đằng sát khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu, Rembrandt lại chen vào khuôn mặt của mình? Câu trả lời duy nhất mà người ta có thể đưa ra giải thích về sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý thức tội lỗi của chính ông. Rembrandt muốn thú nhận rằng chính tội lỗi của ông đã đóng góp vào việc treo Chúa Giêsu lên thập giá. Và qua sự có mặt của ông, tác giả cũng muốn nói với mỗi người chiêm ngắm bức tranh rằng: họ cũng dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
27/02/2014 Thứ Năm Tuần VII Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: Gc 5, 1-6
"Tiền công của những người làm công mà các ngươi đã gian lận đang kêu gào, và tiếng gào ấy đã lọt thấu tai Chúa".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Này đây, hỡi những người giàu có, các ngươi hãy than khóc kêu la, vì các tai hoạ sắp giáng xuống trên các ngươi. Của cải các ngươi bị mục nát, áo quần các ngươi đã bị mối mọt gặm. Vàng bạc của các ngươi đã bị ten sét, và ten sét sẽ là bằng chứng tố cáo các ngươi, và sẽ ăn thịt các ngươi như lửa đốt. Các ngươi đã tích trữ cho các ngươi cơn thịnh nộ trong ngày sau hết.
Này tiền công thợ gặt ruộng cho các ngươi mà các ngươi đã gian lận, tiền đó đang kêu gào, và tiếng kêu gào của người thợ gặt đã lọt thấu đến tai Chúa các đạo binh. Các ngươi đã ăn uống say sưa ở đời này, lòng các ngươi đã tận hưởng khoái lạc trong ngày sát hại. Các ngươi đã lên án và giết chết người công chính, vì họ đã không kháng cự lại các ngươi. Đó là lời Chúa.
27/02/14 Thứ Năm Tuần 7 TN Mc 9,41-50 ANH EM THUỘC VỀ ĐỨC KITÔ
“…Vì anh em thuộc về Đức Kitô.” (Mc 9,41)
Suy niệm: Trong sân của một ngôi trường phổ thông kia có những hàng phượng trồng đều tăm tắp. Giữa những hàng phượng đó, có một cây đặc biệt được bao quanh bằng một hàng rào sắt sơn phết thật đẹp. Lý do khiến nó được “ưu ái” như vậy không phải vì nó là giống phượng quý đẹp hơn những cây khác mà vì nó đã được trồng bởi chính tay vị chủ tịch nước khi ông đến thăm trường. Chuyện cây phượng chỉ là hình ảnh mờ nhạt so với việc các môn đệ được thuộc về Chúa Kitô. Chẳng những họ coi như hiện thân của chính Chúa Kitô –“Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy” (Mt 10,40)– mà cả những ai tiếp đón họ, dù chỉ với một ly nước lã, cũng được trọng thưởng nữa.
Đức Thánh Cha Phanxicô: Thư kêu gọi các gia đình cầu nguyện cho Thượng Hội đồng Giám mục 2014
WHĐ (26.02.2014) – Ngày 25-02-2014, Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình đã công bố Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các gia đình Công giáo khắp thế giới. Trong thư, Đức Thánh Cha thông báo cho các gia đình về việc ngài đã triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 2014 (ngoại thường) và năm 2015 (thường lệ) về gia đình, với chủ đề: “Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”, đồng thời Cuộc Hội ngộ thế giới các Gia đình (lần thứ VIII) sẽ được tổ chức tại Philadelphia, Hoa Kỳ, vào tháng Chín 2015.
Đức hồng y Péter Erdő: “Cả thế giới Kitô giáo cầu nguyện cho Ucraina”
Đức hồng y Péter Erdő |
Đức hồng y lên án mọi hình thức bạo lực –vốn “không thể là một giải pháp cho các cuộc xung đột trong xã hội”– và mạnh mẽ kêu gọi tất cả các Kitô hữu Ucraina đang sống trong lo sợ và đau khổ: “Chúng ta phải là những Kitô hữu đích thực trong mọi tình huống, và chống lại cơn cám dỗ nổi giận, biết nhìn ra người anh em nơi mỗi người xung quanh chúng ta”.
“Điều này đặc biệt quan trọng ở Trung Âu và Đông Âu, nơi có rất nhiều dân tộc chung sống với nhau, nơi có biết bao vết thương lịch sử và xã hội, nơi còn lưu lại dấu vết của chủ nghĩa cộng sản”, Đức hồng y kêu gọi hãy “vượt qua cám dỗ ấy trong ý nghĩa của sự tha thứ Kitô giáo”.
Tuesday, February 25, 2014
Hàn thử biểu hạnh phúc của hôn nhân: Trách nhiệm
Trần Mỹ Duyệt
Trong những ngày mùa Đông tuyết rơi trắng xóa bầu trời, người ta nhìn vào những con số trên hàn thử biểu để biết nơi nào lạnh, và nơi nào lạnh hơn. Một cách tương tự, khi mùa Hè về người ta cũng dùng những con số trên hàn thử biểu để xem coi ở đâu nóng, và ở đâu nóng hơn.
Độ nóng, độ lạnh, độ cao trên bầu trời, độ sâu dưới đáy biển, sức đẩy, sức ép… tất cả đều có thể được hệ thống hóa và đo đếm. Từ cái nhìnkhoa học ấy, liệu con người có thể dùng một hàn thử biểu hoặc một hệ thống đo lường nào để đo hạnh phúc hôn nhân trong hiện tại của mình hay không? Tuyệt đối thì chắc là không, vì sẽ không có một mẫu số chung cho tình yêu và cho hạnh phúc, nhưng một cách tương đối và bằng những kinh nghiệm của tình yêu, thiết tưởng con người cũng có thể căn cứ vào những gì đang xẩy ra chung quanh mình để đo lường hạnh phúc ấy. Đó là mức độ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân.
Độ nóng, độ lạnh, độ cao trên bầu trời, độ sâu dưới đáy biển, sức đẩy, sức ép… tất cả đều có thể được hệ thống hóa và đo đếm. Từ cái nhìn
26 Tháng Hai - Thánh Apollonia (c. 249)
Cuộc bách hại Kitô Hữu đầu tiên ở Alexandria xảy ra trong triều đại Hoàng Ðế Philip . Nạn nhân đầu tiên bị người ngoại giáo tấn công là một cụ già tên Metrius, cụ bị tra tấn và sau đó bị ném đá cho đến chết. Người thứ hai từ chối không chịu thờ tà thần là một phụ nữ Kitô Hữu tên Quinta . Lời nói của bà đã làm đám đông tức giận và bà đã bị đánh đập bằng gậy gộc và ném đá.
Thiên Chúa Nói Không
Có một bài thơ của một tác giả vô danh mà Hồng Y Jaime Sin, Tổng giám mục Manila, Phi Luật Tân, lấy làm ưng ý nhất và thường trích dẫn trong các bài giảng của Ngài. Bài thơ ấy như sau:
Tôi đã xin Chúa cất khỏi sự kiêu hãnh của tôi và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng không phải Ngài là người cất khỏi mà chính tôi mới là người phấn đấu để vượt thắng nó.
Tôi đã xin Chúa làm cho đứa con tàn tật của tôi được lành lặn và Chúa trả lời: "Không". Ngài nói rằng tinh thần mới lành lặn, còn thể xác chỉ là tạm bợ.
Tôi đã xin Chúa ban cho tôi sự kiên nhẫn và Chúa đã trả lời: "Không". Ngài nói rằng kiên nhẫn là trái của thử thách. Ngài không ban cho tôi trái ấy mà để tôi tự tìm lấy.
26/02/14 THỨ TƯ TUẦN 7 TN (Mc 9,38-40) NIỀM VUI TRUYỀN GIÁO
“Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.” (Mc 9,38-39)
Suy niệm: Ông Gioan tưởng mình có độc quyền sở hữu “thương hiệu” Thầy mình trong việc trừ quỷ. Nhân việc đó, Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải có một cái nhìn bao dung hơn, bởi vì loan báo về Chúa Giêsu tức là việc truyền giáo không phải là độc quyền của một ai hay một nhóm người nào, trái lại đó là bổn phận của mọi người tin Chúa Kitô, những người đã lãnh bí tích Rửa Tội, bất kể họ có chức vụ gì trong Hội Thánh hay kiến thức của họ tới đâu. Không ai có quyền cản ngăn họ vì họ làm việc truyền giáo dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thi hành cách mau mắn mà không chờ thời cơ, hoặc thời gian chuẩn bị. Nói như thế không phải là chẳng màng gì đến việc đào tạo giáo lý đức tin hay việc hiệp thông với các phần tử Hội Thánh trong việc truyền giáo; những việc đó không được là lý do để thoái thác hoặc ngăn cản việc truyền giáo, mà trái lại phải làm cho công cuộc đó được phong phú và hữu hiệu hơn.
Monday, February 24, 2014
26-2: Thứ Tư sau Chúa nhật VII Thường Niên (năm chẵn)
Gc 4,13-17; Tv 48; Mc 9,38-40.
Bài đọc Gc 4,13-17
13 Thưa anh em, bây giờ, hãy nghe tôi, những kẻ nói : "Hôm nay hoặc ngày mai, chúng ta sẽ đi đến thành nọ thành kia , sẽ ở lại đó một năm và buôn bán kiếm lời". 14 Trong khi các người không biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao. Thật vậy, các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi. 15 Thay vì nói : "Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ sống và làm điều nọ điều kia", 16 thì các người lại tự phụ vì những chuyện khoác lác của mình. Mọi thứ tự phụ như thế đều xấu. 17 Vậy kẻ nào biết làm điều tốt mà không chịu làm thì mắc tội.
25 Tháng Hai - Chân Phước Sebastian ở Aparicio (1502 - 1600)
Những con đường và nhịp cầu mà Chân Phước Sebastian xây dựng thì nối liền nhiều chỗ thật xa cách. Nhịp cầu sau cùng ngài hoàn tất là giúp người ta nhận biết phẩm giá và cùng đích mà Thiên Chúa đã ban cho loài người.
Cha mẹ của Sebastian là nông dân Tây Ban Nha. Vào năm 31 tuổi, ngài xuống tàu đi Mễ Tây Cơ, ở đây ngài làm việc đồng áng. Sau đó ngài xây đắp những con đường để thuận tiện cho việc trao đổi nông nghiệp và thương mãi. Con đường ngài xây từ Mexico City cho đến Zacatecas dài 466 dặm và phải mất 10 năm mới hoàn tất, và vừa phải khéo léo thương thuyết với những người thổ dân.
Dân Thành Athènes
Ngày kia , triết gia Esopos người Hy Lạp ngồi bên vệ đường trước cổng thành Ethènes. Một người khách lạ tình cờ đi qua dừng lại hỏi ông như sau: "Dân thành Athènes như thế nào?".
Triết gia bèn trả lời: "Xin ông cho tôi biết ông đến từ đâu và dân tình ở đó như thế nào?". Người khách lạ nhíu mày cằn nhằn: "Tôi đến từ Argos và dân Argos toàn là một lũ người láo khoét, trộm cắp, cãi cọ suốt ngày".
Một cách bình thản, triết gia Esopos mỉm cười đáp: "Tôi rất lấy làm buồn để báo cho ông biết rằng rồi ra ông sẽ thấy dân thành Athènes còn tệ hơn thế nữa".
25/02/14 THỨ BA TUẦN 7 TN (Mc 9,30-37) - SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ!
Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. (Mc 9,33-34)
Suy niệm: Trong hai vụ việc diễn ra gần nhau, các môn đệ Chúa Giêsu đã hai lần im lặng một cách đáng sợ. Lần đầu các ông không hiểu những lời Chúa báo trước Ngài sẽ chịu chết, thế nhưng các ông sợ và im lặng không dám hỏi Ngài. Lần thứ hai các ông cũng im lặng không trả lời về việc các ông cãi nhau để tranh dành địa vị. “Im lặng-không dám hỏi”: một sự im lặng đáng sợ vì sợ không dám đón nhận một Đức Kitô chịu đau khổ, chịu đóng đinh. “Im lặng-không dám trả lời”: một sự im lặng đáng sợ nữa vì tránh né sự thật xấu xí về chính mình, và tránh né những đòi hỏi để làm môn đệ Chúa Giêsu: “Ai muốn làm đầu phải làm người rốt hết.”
25/02/2014 Thứ Ba Tuần VII Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: Gc 4, 1-10
"Anh em xin mà không nhận được là vì anh em xin không đúng".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, bởi đâu anh em cạnh tranh và cãi cọ nhau? Nào không phải tại điều này: tức tại các đam mê đang giao chi ến trong chi thể anh em đó sao? Anh em ham muốn mà không được hưởng, nên anh em giết nhau. Anh em ganh tị mà không được mãn nguyện, nên anh em cạnh tranh và cãi cọ. Anh em không có, là tại anh em không xin. Anh em xin mà không nhận được, là vì anh em xin không đúng, cứ mơ tưởng thoả mãn các đam mê của anh em. Hỡi những kẻ ngoại tình, anh em không biết rằng thân thiết với thế gian là thù địch với Thiên Chúa đó sao? Vậy kẻ nào muốn thân thiết với thế gian này, thì đặt mình làm thù địch với Thiên Chúa. Hay anh em tưởng Kinh Thánh nói cách vô lý rằng: "Chúa quyến luyến thần trí mà Người đặt trong anh em, đến nỗi ghen lên". Vả Người ban ơn bội hậu. Bởi đó có lời rằng: "Thiên Chúa chống lại những kẻ kiêu căng, nhưng ban ơn phúc cho người khiêm nhường!" Vậy anh em hãy phục tùng Thiên Chúa, hãy chống trả ma quỷ, và nó sẽ trốn xa anh em. Hãy đến gần Thiên Chúa, và Người sẽ đến gần anh em. Hỡi những kẻ tội lỗi, anh em hãy rửa tay cho sạch. Hỡi những kẻ hai lòng, hãy thanh luyện tâm hồn đi. Anh em hãy buồn sầu, than van và kêu khóc. Hãy đổi tiếng cười ra tiếng khóc, và đổi niềm vui ra nỗi buồn. Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ nâng anh em lên. Đó là lời Chúa
Sunday, February 23, 2014
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ với 18 Hồng y mới và Hồng y đoàn
LM. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Sáng Chúa Nhật 23-2-2014, ĐTC Phanxicô đã cử hành
thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô với 150 Hồng Y trong đó có 18 vị mới được ngài
phong sáng thứ bẩy hôm trước.
Trong số 9 ngàn người hiện diện trong Thánh Đường có hơn 100
Giám Mục và 150 LM đặc trách phần cho rước lễ. Ngoài ra còn có các phái đoàn
chính phủ và nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Lúc 10 giờ, 18 Hồng Y mới đi rước lên bàn thờ chính cùng với
ĐTC, đặc biệt có một vị ngồi trên ghế lăn là ĐHY Jean Pierre Kutwa, 69 tuổi
(1945), TGM giáo phận Abidjan bên Côte d'Ivoire, Phi châu.
Các tân Hồng Y ngồi thành hai hàng cánh cung trước bàn thờ.
Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có ca đoàn 40 người thuộc
Giáo hoàng học viện Thánh nhạc ở Roma.
24 Tháng Hai Chân Phước Luca Belludi (1200 - 1285)
Năm 1220, khi Thánh Antôn rao giảng cho cư dân ở Padua thì một thanh niên thuộc dòng dõi quý tộc, là Luca Belludi, đã đến với thánh nhân và xin được theo nếp sống của những môn đệ Thánh Phanxicô. Thánh Antôn rất mến mộ tài năng, kiến thức của Luca và đích thân giới thiệu anh với Thánh Phanxicô, sau đó chính thánh nhân đã nhận anh vào dòng.
Lúc ấy, Luca chỉ mới 20 tuổi, là bạn đồng hành của Thánh Antôn trong những công tác rao giảng, đã săn sóc thánh nhân vào những ngày cuối đời và sau khi Thánh Antôn từ trần, Luca đã thế chỗ của thánh nhân. Sau đó ngài được bổ nhiệm việc quản lý các tu sĩ Phanxicô ở Padua.
Không Khí
Trong kho tàng văn chương Ấn giáo, có ghi lại câu chuyện như sau: Có một đệ tử đến thưa với vị linh đạo của mình: "Thưa thầy, con muốn gặp Chúa". Vị linh đạo chỉ đáp trả bằng một cái mỉm cười thinh lặng.
Ngày hôm sau, người môn sinh trở lại và bày tỏ cũng một ước muốn. Vị linh đạo vẫn mỉm cười và tiếp tục giữ thinh lặng cố hữu của ông. Một ngày đẹp trời nọ, ông đưa người thanh niên đến một dòng sông. Thầy trò cùng trầm mình xuống nước. Chờ cho người đệ tử cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong dòng nước mát, bất thần vị linh đạo túm lấy anh và dìm xuống nước một hồi lâu. Người thanh niên cố gắng vùng vẫy để trồi lên mặt nước. Lúc bấy giờ vị linh đạo mới hỏi anh: "Khi bị dìm xuống nước như thế, con cảm thấy cần điều gì nhất?". Không một chút suy nghĩ, người đệ tử đáp: "Thưa, con cần có không khí để thở".
24/02/14 THỨ HAI TUẦN 7 TN Mc 9,14-29 ĐỨC TIN – CẦU NGUYỆN – SỨ VỤ
“Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa?” (Mc 9,19)
Suy niệm: Lời than thở này của Chúa Giêsu như van lơn, như năn nỉ các môn đệ Ngài hãy bớt cứng cỏi để tin vào Ngài hơn. Bối cảnh của câu chuyện là có người xin các môn đệ trừ một quỷ câm vào lúc Chúa Giêsu không có mặt ở đó; các ông đã làm, nhưng không thành công. Rồi khi Chúa Giêsu đích thân trừ con quỷ này, Ngài nhấn mạnh lòng tin đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến chống lại ma quỷ: “Mọi sự đều có thể đối với người tin.” Cuối cùng, giải thích sự thất bại của các môn đệ, Chúa nói: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.”
24/02/2014 Thứ Hai Tuần VII Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: Gc 3, 13-18
"Nếu anh em có lòng thích cãi vã, thì đừng lên mặt".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, ai là kẻ khôn ngoan và từng trải trong anh em? Người ấy hãy lấy đời sống tốt lành mà bày tỏ công việc của mình thấm nhu ần sự hiền từ khôn ngoan. Còn nếu anh em có lòng ganh tị chua cay và thích cãi vã, anh em đừng lên mặt và nói dối nghịch cùng sự thật. Vì thứ khôn ngoan đó không phải từ trời xuống, mà là thứ khôn ngoan phàm trần, mang nặng thú tính và là của ma quỷ. Bởi chưng ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng, rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình. Đó là lời Chúa.
"Gió sẽ mừng vì tóc em bay..."
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới
Một lần nữa tôi có dịp theo chân một đoàn từ thiện đến Tây Nguyên. Tìm được địa điểm để có thể tiếp cận được đồng bào nghèo không phải dễ, những phẩm vật mang theo muốn trao đến trọn vẹn cho đồng bào nghèo càng không dễ chút nào.
Chẳng biết cái cơ chế nào, cái luật lệ nào, cái thủ tục nào cứ phải phần trăm cho “các cấp, các ban ngành đoàn thể”, chẳng hiểu cái truyền thống hào hùng nào, cái đạo đức cách mạng nào biến những kẻ mang của cải chia sẻ cho người nghèo phải biết ơn “các cấp, các ban ngành đoàn thể” vì họ bố thí cho chúng ta cái quyền... làm từ thiện ! Nhưng thôi, tất cả cái gian lao đó, tôi đã thấy, nó không làm chùn chân những anh chị em Giáo Dân quảng đại, từ bi và nhân ái.
Chẳng biết cái cơ chế nào, cái luật lệ nào, cái thủ tục nào cứ phải phần trăm cho “các cấp, các ban ngành đoàn thể”, chẳng hiểu cái truyền thống hào hùng nào, cái đạo đức cách mạng nào biến những kẻ mang của cải chia sẻ cho người nghèo phải biết ơn “các cấp, các ban ngành đoàn thể” vì họ bố thí cho chúng ta cái quyền... làm từ thiện ! Nhưng thôi, tất cả cái gian lao đó, tôi đã thấy, nó không làm chùn chân những anh chị em Giáo Dân quảng đại, từ bi và nhân ái.
Saturday, February 22, 2014
Bài giảng Chúa Nhật 7A Thường Niên của ĐC Khảm (Audio)
∇ Bài giảng Chúa Nhật 7A Thường Niên của ĐC Khảm
|
THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của Giáo Hội, là trọng tâm trong đời sống tu trì. Thánh Thể cũng là “nguồn mạch” của mọi sinh hoạt trong đời sống Giáo Hội, bởi vì Thánh Thể là lương thực cần thiết cho sự sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây cũng chính là cứu cánh mọi công việc khác của Giáo Hội (x. PV 10).
Vì thế, không có kinh nào, nghi thức nào và tổ chức nào cao trọng và quý mến cho bằng Thánh Lễ, bởi vì trong Thánh Lễ sẽ diễn ra một cuộc trao đổi kỳ diệu dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, làm cho bánh và rượu trở nên Thịt và Máu Chúa Giêsu qua lời truyền phép của linh mục. Bí tích Thánh Thể nói lên sự hiện diện thực sự và trọn vẹn của Chúa Giêsu. Cũng qua Thánh Lễ, cùng với của lễ tuyệt hảo là Chúa Giêsu trên thánh giá, chúng ta nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, dâng lên Thiên Chúa Cha lời chúc tụng, tạ ơn và cầu xin.
Định nghĩa của Tình Yêu
Ngoan-Thùy Dương
Chuyện kể cho Teen.
Hai người họ gặp nhau khi còn trẻ tại một quán cà phê trong thủ đô Buenos Aires của Argentina, nơi họ sinh ra. Rocky ngồi quay lưng lại với Julita khi nghe cô nói chuyện "về tâm hồn, cuộc sống, và những điều tốt đẹp" với bạn. Tuy chưa gặp mặt nhưng Rockey đã quyết định:
“Đây là cơ hội cho tôi, tôi phải làm quen cô ấy thôi!”
“ Cô ấy là tình yêu của tôi”, Rocky nói:
Họ trao nụ hôn đầu vào ngày 16/9/1937, ngày mà hàng năm Rocky vẫn tổ chức kỷ niệm. Cặp đôi đó kết hôn vào tháng 4 năm sau đó và có với nhau hai người con, một trai một gái - Angela, và Roque Jr. Rocky làm kỹ sư xây dựng, còn nàng Julita thì ở nhà chăm sóc gia đình. Sau đó, họ theo con cái đoàn tụ tới Mỹ năm 1971 và định cư ở Boston năm tiếp theo.
Sáu đặc điểm của “thế gian thù ghét” và “những kẻ chống đối Đức Giê-su” trong Tin Mừng Gio-an
Các nhân vật: “thế gian thù ghét” và “những kẻ chống đối Đức Giê-su” vừa gợi đến những thực tại lịch sử vừa có nghĩa biểu tượng.
Nội dung
I. Dẫn nhập
II. Thế gian thù ghét và những kẻ chống đối Đức Giê-su
1. “Thế gian thù ghét” (số ít) và “họ” (số nhiều)
2. “Những người Do Thái” trong Tin Mừng Gio-an
3. “Thế gian thù ghét” ở Ga 7,1-10
III. Sáu đặc điểm của nhóm đối lập với Đức Giê-su
1. Ghét Đức Giê-su, các môn đệ và Chúa Cha
2. Thuộc về thủ lãnh thế gian và quỷ
3. Không biết Đức Giê-su và Cha của Người
4. Không tin vào Đức Giê-su
5. Có tội
6. Được mời gọi tin và nhận biết Đức Giê-su
IV. Kết luận
Bài giảng lễ Chúa nhật 7 Thường niên – Năm A (2014)
Xin gửi đến quý độc giả Bài giảng lễ Chúa nhật 7 Thường niên
– Năm A, của cha Jude Siciliano, OP, do Anh Em Học viện Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ.
7th SUNDAY (A)
February 23, 2014
Leviticus 19 1-2, 17-18;Psalm 103;
1Corinthians 3:16-23; Matthew 5: 38-48
CHÚA NHẬT VII TN - A
23-02-2014
Lêvi 19 1-2, 17-18;Tvịnh 102;
1Côrintô 3:16-23; Matthêu 5: 38-48
HÃY NÊN HOÀN THIỆN NHƯ CHA TRÊN
TRỜI LÀ ĐẤNG HOÀN THIỆN
Don’t you think that Jesus is going a bit too far in today’s
selection from the Sermon on the Mount? Last week he said, "If your right
eye causes you to sin, tear it out and throw it away." That sounded pretty
extreme, but we know about the Mediterranean custom of exaggeration to make a
point. Is that what he is also doing today when he advises turning the other
cheek; volunteering to go the extra mile when pressed to one; or lending to
anyone who asks?
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên Hội nghị chuyên đề về Phụng vụ
WHĐ (22.02.2014) – Từ ngày 18 đến 20-02-2014, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích đã phối hợp với Đại học Giáo hoàng Latêranô tổ chức một Hội nghị chuyên đề về Phụng vụ tại Đại họcLatêranô. Hội nghị có chủ đề “Sacrosanctum Concilium – Lời tạ ơn và dấn thân xây dựng phong trào hiệp thông giáo hội”, để kỷ niệm 50 năm Hiến chế về Phụng Vụ Thánh Sacrosanctum Concilium (được Đức giáo hoàng Phaolô VI ban hành ngày 04-12-1963). Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đến Đức hồng y Bộ trưởng Antonio Cañizares Llovera một sứ điệp như sau:
Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật 7 Thường niên - năm A
CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN - NĂM A
(Lv 19,1-2.17-18; 1Cr 3,16-23; Mt 5,38-48)
Chủ đề:
SỐNG XỨNG ĐÁNG LÀ DÂN THÁNH: HÃY YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI
“Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48)
(Lv 19,1-2.17-18; 1Cr 3,16-23; Mt 5,38-48)
Chủ đề:
SỐNG XỨNG ĐÁNG LÀ DÂN THÁNH: HÃY YÊU THƯƠNG MỌI NGƯỜI
“Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48)
I. CÁC BÀI ĐỌC
Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta canh tân đời sống để xứng đáng là Dân Thánh của Thiên Chúa. Cách sống xứng hợp nhất với tư cách Dân Thánh là sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng Thánh, và trở nên hoàn thiện vì Thiên Chúa là Đấng Hoàn Thiện. Điều này được thể hiện qua việc thi hành giới răn yêu thương trong cuộc sống hằng ngày, đó là yêu thương đồng loại như chính mình và yêu thương cả kẻ thù của mình nữa.
23 Tháng Hai - Thánh Polycarp (c. 156)
Là môn đê của Thánh Gioan Tông Ðồ và là bạn của Thánh Ignatiô ở Antioch, Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.
Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?
Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Ðức Giêsu không bao giờ nói đến.
Ánh Sáng Hồi Phục
Mới đây tại trường đại học y khoa Stanford bên Hoa Kỳ đã sáng chế ra một loại cửa sổ nhân tạo đặt trong các phòng hồi sức, nhằm giúp cho bệnh nhân chóng được hồi phục. Người vẽ kiểu cho loại cửa sổ nhân tạo này là một phó nhòm thuộc tiểu bang California. Ông đã chứng kiến cái cảnh thoi thóp thở của cha mình, khi nhìn lên trần bảng của phòng hồi sức chỉ thấy toàn một màu trắng với những lỗ đen. Các bác sĩ cho biết, vì phải nằm lâu ngày trong căn phòng thiếu cửa sổ, thiếu ánh sáng tự nhiên, cho nên không những bệnh nhân khó hồi phục mà còn để lộ những triệu chứng của bệnh tâm thần.
23/02/14 CHÚA NHẬT TUẦN 7 TN – A Mt 5,38-48 HÃY YÊU KẺ THÙ
“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em... Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5,44.48)
Suy niệm: Khi nghe những lời Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu kẻ thù”, chúng ta thường cho rằng đó là chuyện không thể làm nổi. Yêu đã là khó, yêu kẻ thù lại càng là vấn đề nan giải, nhưng đó lại là cốt lõi của Đạo Trời. Điều này, đòi hỏi chúng ta một tấm lòng cao thượng, vượt ra khỏi cái tôi ích kỷ và kiêu căng, và phải can đảm biết bao, nhất là phải cầu nguyện. Yêu kẻ thù là dấu chỉ con cái Thiên Chúa, lý do là vì kẻ thù cũng là đối tượng của tình yêu Chúa. Yêu kẻ thù không phải là hành vi của một kẻ yếu nhưng là dấu hiệu của tính quả cảm anh hùng. Chúa Giêsu mời gọi: không những yêu thương tha thứ, mà còn tiến xa hơn nữa là cầu nguyện cho kẻ thù, ước mong mọi điều tốt đẹp cho họ, noi gương Cha trên trời, Người ban phát ơn lành cho mọi người, không phân biệt lành dữ...
23/02/2014 Chúa Nhật Tuần VII Mùa Thường Niên Năm A 7 Thường Niên
BÀI ĐỌC I: Lv 19, 1-2. 17-18
"Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình".
Trích sách Lêvi.
Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy nói cho toàn thể cộng đồng con cái Israel: Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi. Đừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Đừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình. Ta là Chúa". Đó là lời Chúa.
22 Tháng Hai Ngai Tòa Thánh Phêrô Tông Ðồ
Hôm nay chúng ta tưởng nhớ việc Ðức Kitô chọn Phêrô là người thay thế Ngài trong việc cai quản Giáo Hội.
Sau một "cuối tuần mất mát" đầy đau khổ, hồ nghi và dằn vặt sau khi Ðức Kitô bị đóng đinh và đem đi chôn, Phêrô đã được nghe Tin Mừng. Thiên thần ở ngôi mộ nói với bà Maria Mađalêna, "Chúa đã sống lại! Hãy đi nói với các môn đệ và Phêrô." Gioan kể lại khi ngài và Phêrô chạy đến mộ, vị tông đồ trẻ đi nhanh hơn tông đồ lớn tuổi kia , nhưng ngài đứng đợi ở ngoài.
Khi Phêrô bước vào, thấy các khăn liệm ở dưới đất, khăn che mặt được gói lại để ở đúng vị trí của nó. Gioan trông thấy và tin. Nhưng ngài viết thêm: "... Họ không hiểu rằng theo kinh thánh, Ngài phải sống lại từ cõi chết" (Gioan 20:9). Họ về nhà. Ðầu óc họ như nổ tung với một khám phá mới, điều bất khả đã trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã hiện ra với họ trong căn nhà khóa kín. Ngài nói, "Bình an cho anh em," và họ quá đỗi vui mừng (Gioan 20:21b).
Lầm Lỗi Là Chuyện Thường
Hôm nay kỷ niệm ngày sinh của George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Con người đã có công đưa nước Mỹ đến độc lập, tự do và phồn thịnh ấy nổi tiếng là người nóng nảy, nhưng luôn biết phục thiện và yêu sự thanh liêm. Ngay từ lúc thiếu thời, ông đã tỏ ra là người đơn thành và sẵn sàng nhận lỗi của mình...
Ngày kia , cậu bé George được trao cho một con dao để ra vườn làm cỏ. Trong vườn có một cây anh đào nhỏ mà cha mẹ cậu rất quý. Chưa phân biệt được thế nào là cỏ dại thế nào là cây trái, George đã chặt đứt cây anh đào vô cùng qúy giá của cha mẹ mình.
22/02/14 THỨ BẢY TUẦN 6 TN Lập Tông toà thánh Phêrô (Mt 16,13-19) ÂN HUỆ VÀ TRÁCH NHIỆM
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời.” (Mt 16,19)
Suy niệm: Phêrô hẳn đã quá đỗi kinh ngạc bởi vì chỉ từ một lời tuyên xưng Đức Giêsu Nadarét, một con người bằng xương bằng thịt, là Con Thiên Chúa hằng sống, mà ông được Chúa Giêsu khen tặng “là người có phúc” vì đã được “Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” mạc khải những điều cao trọng; ông lại lại còn được Ngài trao cho sứ mạng trọng đại: trên con người mỏng dòn của ông, Ngài sẽ xây Hội Thánh của Ngài bền vững đến độ “quyền lực tử thần cũng không thắng nổi”. Ngài trao chìa khóa Nước Trời cho ngư phủ Phêrô với toàn quyền cầm buộc hay tháo cởi, có hiệu lực cả trên trời cũng như dưới trần gian này. Tất cả những điều đó là ân ban và đồng thời cũng là sứ mạng mà Thiên Chúa kêu mời Phêrô đáp trả với lòng tri ân và tinh thần trách nhiệm.
22/02/2014 Thứ Bảy Mùa Thường Niên Năm chẵn
LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ
BÀI ĐỌC I: 1 Pr 5, 1-4
"Là kỳ lão và nhân chứng cuộc khổ hình của Chúa Kitô".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, tôi xin gởi lời khuyên bảo đến bậc Kỳ Lão trong anh em. Tôi là một Kỳ Lão như các ngài, là một nhân chứng cuộc khổ hình của Chúa Kitô, một kẻ sẽ được thông phần vinh quang sắp được tỏ bày. Hãy chăn dắt đoàn chiên Chúa nơi anh em, hãy trông nom nó, không phải bằng cách miễn cưỡng, mà là sẵn sàng theo thánh ý Chúa; không phải để trục lợi, mà là do tình nguyện; không phải như người chuyên chế lộng hành, nhưng phải nên gương sáng cho đoàn chiên. Và khi thủ lãnh các đấng chăn chiên xuất hiện, anh em sẽ nhận lãnh triều thiên vinh quang bất diệt. Đó là lời Chúa.
Friday, February 21, 2014
Thursday, February 20, 2014
21 Tháng Hai Thánh Phêrô Damian (1007 - 1072)
Có lẽ vì là trẻ mồ côi và bị đối xử thật tệ hại khi còn nhỏ nên Thánh Phêrô Damian thật tốt với người nghèo. Trong bữa ăn, lúc nào cũng có một hay hai người nghèo ăn chung với ngài, và đích thân ngài lo lắng cho nhu cầu của họ.
Ngài sinh ở Ravenna, mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ và sống với người anh ruột nhưng bị đối xử như người đầy tớ. Khi mới lớn một chút, ngài đã bị sai đi chăn heo. Một người anh khác, là giáo trưởng ở Ravena, thấy thương hại chú em bơ vơ nên đem ngài về nuôi nấng cho ăn học tử tế. Có lẽ vì nhớ ơn dưỡng dục của người anh mà Phêrô đã lấy tên người anh, là Damian, thành tên của mình.
Phêrô là một học sinh có năng khiếu và sau đó trở thành một giáo sư nổi tiếng. Trong thời gian này, Phêrô cố làm quen với sự chay tịnh, sự cầu nguyện và ngài mặc áo nhặm bên trong áo thường để chống với các cám dỗ của lạc thú và mưu chước ma quỷ.
Khai mạc Công nghị Hồng y ngoại lệ về Gia đình
WHĐ (20.02.2014) – Sáng nay thứ Năm 20-02, Công nghị Hồng y ngoại lệ về Gia đình đã khai mạc tạitại Hội trường Thượng Hội đồng Giám mục. Tham dự có 150 vị Hồng y. Công nghị bắt đầu với kinh giờ Ba, tiếp theo là lời chào mừng của Đức hồng y Niên trưởng Hồng y đoàn Angelo Sodano. Sau đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với các Hồng y như sau:
Anh em thân mến, tôi xin gửi lời chào thân ái đến tất cả anh em, và cùng với anh em, tôi tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta những ngày gặp gỡ này và cùng nhau làm việc. Chúng ta đặc biệt chào đón các anh em sẽ trở thành Hồng y vào ngày thứ Bảy và chúng ta đồng hành với những người anh em ấy trong lời cầu nguyện và tình huynh đệ.
Người Cùi Hủi
Raoul Follreeau, vị đại ân nhân của người phong cùi trên thế giới có kể lại mẩu chuyện đáng thương tâm như sau:
Trong một thị trấn nhỏ nọ, một người đàn ông lâm bệnh nặng. Sau khi khám nghi ệm, các bác sĩ nghi ngờ anh ta đã mắc bệnh phong hủi... Tuy không là một phán quyết dứt khoát, nhưng kể từ đó người ta không còn thấy anh ra khỏi nhà nữa. Gia đình anh mỗi lúc lại càng xác tín hơn về bệnh tình của anh. Thế là để che dấu con người mà họ coi như một sự xấu hổ chung, những người thân của anh đã giam anh trong một cái mùng lớn. Người đàn ông đáng thương chỉ còn sống vất vưởng nhờ lương thực tiếp tế mỗi ngày. Vũ trụ của anh chỉ còn là khung mùng phủ kín bốn chân giường. Ngậm đắng nuốt cay từng giờ từng phút, người đàn ông chỉ còn mỗi một hy vọng: đó là chốn thoát được chính nhà giam của anh... Ngày nọ, anh đã chốn ra khỏi khuôn mùng và gia đình của anh. Nhưng chẳng may, người ta đã nhận bắt được anh. Lần nay, người đàn ông khốn khổ dường như không còn một hy vọng nào nữa. Anh chỉ còn muốn tìm sự giải thoát qua cái chết...
21/02/14 THỨ SÁU TUẦN 6 TN Th. Phêrô Đamianô, giám mục tiến sĩ HT (Mc 8,34-9,1) - ĐÁNH CƯỢC ĐỜI MÌNH
“Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?” (Mc 8,36-37)
Suy niệm: Những lời Chúa nói trên đây thường được gọi là “những lời khó nghe”. Quả thật, chúng thật chướng tai đối với người “ngoại đạo,” nhưng đối với người tin Chúa thì đó là một niềm xác tín. Chúa Giêsu đòi ta phải đánh cược đời mình cho hạnh phúc vĩnh cửu. Lịch sử truyền giáo cho ta thấy những trang sử đẫm máu của các thừa sai và Kitô hữu bản xứ để có được những hạt mầm đức tin như ngày nay. Máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các tín hữu. Giáo hội đề ra việc Tân-Phúc-Âm hoá để canh tân đời sống đức tin. Chính vì thiếu Phúc-Âm hóa nên nhiều Kitô hữu đã bỏ đạo, chạy theo sự lôi cuốn của cuộc sống trần thế này. Đừng để Tân-Phúc-Âm chỉ là khẩu hiệu, mà phải là xác tín mạnh mẽ quyết chọn sự sống vĩnh hằng thay cho niềm vui tạm bợ.
21/02/2014 Thứ Sáu Tuần VI Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: Gc 2, 14-24. 26
"Cũng như xác không hồn là xác chết, thì đây đức tin không việc làm là đức tin chết".
Trích sách của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, nếu có ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Đức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì? Về đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm, là đức tin chết tận gốc rễ.
Wednesday, February 19, 2014
20 Tháng Hai - Thánh Claude de la Combière (1641- 1682)
Thánh Claude sinh năm 1641 gần Lyons, nước Pháp, trong một gia đình đạo đức, giầu có. Ngài theo học trường của các cha dòng Tên về âm thanh và nghệ thuật.
Sau đó Claude vào trường đệ tử dòng Tên ở Avignon, là nơi ngài học xong triết học và bắt đầu dạy về nhân văn. Trong thời gian ngài dạy học ở Avignon là khi đạo quân của Louis XIV chiếm đóng, dù đó là nơi đức giáo hoàng cư ngụ. Khi hòa bình trở lại, thành phố Avignon cử mừng lễ Thánh Phanxicô Sales; mặc dù chưa được thụ phong linh mục, Claude là một trong những người được yêu cầu giảng thuyết. Ðể hoàn tất chương trình thần học ngài được gửi sang Balê là trung tâm văn hóa của nước Pháp, ở đó ngài được chọn làm thầy giáo tư cho các con của một bộ trưởng Pháp, là ông Colbert. Nhưng trong một bài viết, ông Colbert có những lời châm biếm tôn giáo mà Cha Claude không tán thành với ông bộ trưởng, do đó ngài bị gửi trả về Avignon và được bổ nhiệm việc thuyết giảng ở một nhà thờ thuộc trường đại học.
Subscribe to:
Posts (Atom)