Trong những ngày mùa Đông tuyết rơi trắng xóa bầu trời, người ta nhìn vào những con số trên hàn thử biểu để biết nơi nào lạnh, và nơi nào lạnh hơn. Một cách tương tự, khi mùa Hè về người ta cũng dùng những con số trên hàn thử biểu để xem coi ở đâu nóng, và ở đâu nóng hơn.
Độ nóng, độ lạnh, độ cao trên bầu trời, độ sâu dưới đáy biển, sức đẩy, sức ép… tất cả đều có thể được hệ thống hóa và đo đếm. Từ cái nhìnkhoa học ấy, liệu con người có thể dùng một hàn thử biểu hoặc một hệ thống đo lường nào để đo hạnh phúc hôn nhân trong hiện tại của mình hay không? Tuyệt đối thì chắc là không, vì sẽ không có một mẫu số chung cho tình yêu và cho hạnh phúc, nhưng một cách tương đối và bằng những kinh nghiệm của tình yêu, thiết tưởng con người cũng có thể căn cứ vào những gì đang xẩy ra chung quanh mình để đo lường hạnh phúc ấy. Đó là mức độ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân.
Độ nóng, độ lạnh, độ cao trên bầu trời, độ sâu dưới đáy biển, sức đẩy, sức ép… tất cả đều có thể được hệ thống hóa và đo đếm. Từ cái nhìn
Gọi trách nhiệm là con số biểu kiến thẩm định hạnh phúc hôn nhân của một cặp vợ chồng, vì mặc dù có nhiều tiêu chuẩn đo lường, nhưng trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm cũng được coi như một trong những tiêu chuẩn căn bản diễn tả và xây dựng hạnh phúc hôn nhân.
Nếu lấy 0 làm độ tiêu chuẩn cho sự đông lạnh của nước, và 100 làm độ tiêu chuẩn cho nước sôi và bốc hơi, thì bằng cách nhìn vào đời sống và cung cách biểu tỏ trách nhiệm của người chồng hoặc người vợ, ta cũng có thể thẩm định được tình yêu họ đang có dẫn đến hạnh phúc hôn nhân của họ.
Trách nhiệm theo định nghĩa của Từ Điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2010), có nghĩa là “phần việc, công việc mà mình phải làm và phải chịu kết quả tốt xấu”. Như vậy, khi người chồng hoặc người vợ bỏ quên không hoàn tất phần việc hoặc công việc mà họ phải làm, hoặc được trao phó trong vai trò làm chồng hoặc làm vợ là họ phải chịu lấy kết kết quả tốt hoặc xấu của đời sống hôn nhân mang lại. Hạnh phúc hay bất hạnh là lúc mà trách nhiệm làm chồng, hoặc làm vợ của họ từ từ giảm nhiệt độ và đi dần đến chỗ đông lạnh. Hoặc khi trách nhiệm ấy không còn để nuôi dưỡng tình yêu, thì cũng là lúc hạnh phúc bị bốc cháy, căn nhà hạnh phúc của họ bị thiêu rụi không phải bằng lửa tình yêu mà là lửa đam mê, lửa hận thù, lửa ghen tương, lửa giận hờn, lửa ích kỷ… Hạnh phúc hôn nhân trong trường hợp này cũng sẽ bốc hơi và tan bay theo mây khói.
Kiến thức và kinh nghiệm cho biết rằng đời sống hôn nhân và hạnh phúc hôn nhân sẽ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc nào ngoài tình yêu, mặc dù nhiều người vẫn cho rằng tiền có thể
Tình yêu đã thu hút, tình yêu đã lôi kéo, và tình yêu đã nối kết hai người lại với nhau, mặc dù dưới con mắt người thứ ba như cha mẹ, hoặc bạn bè, cuộc hôn nhân ấy coi như bất thành hoặc bất hạnh. Thí dụ, một người đàn ông có nhiều khuyết điểm về tâm tính, có những lỗi lầm của quá khứ. Hoặc người đàn ông ấy không minh chứng được khả năng bảo vệ hạnh phúc gia đình
Nhưng tình yêu không đơn thuần chỉ dựa vào những cảm tình yêu, ghét, và thương hoặc nhớ. Nó cũng không chỉ dựa trên những thao thức, nóng bỏng của dục vọng. Theo tâm lý, tình yêu nguyên thủy là một lối diễn tả tình cảm, sự quan tâm lo lắng, và hạnh phúc được chiếm hữu, được nên một và được sống bên người mà mình đang thương mến. Ngoài ra để nuôi dưỡng tình yêu ấy là cả một hy sinh to lớn trong đó đòi hỏi người làm chồng, làm vợ cần phải thực hiện. Vậy cái gì làm nên trách nhiệm của đời sống hôn nhân. Và phải thực hiện trách nhiệm ấy như thế nào?
Sau 8 hoặc 9 tiếng đi làm về, người chồng không tìm thấy cơm nước trên bàn ăn, và cũng không một lời hỏi han của vợ, đại khái “hôm nay em mệt không nấu nướng gì, chúng mình đi ăn tiệm một bữa nghe anh?” Người chồng đói bụng, căn nhà lạnh tanh. Trách nhiệm chăm lo miếng cơm, manh áo cho chồng của người vợ trong trường hợp này đã giảm xuống gần như 0 độ - vô cảm - đối với nhu cầu tối thiểu của chồng là miếng cơm, manh áo.
Mỗi khi tự ái bị va chạm thay vì cầm hãm tính nóng nảy lại gọi chồng bằng “mày”, xưng “tao”, chửi rủa chồng một cách không thương tiếc trước mặt con cái và bạn hữu. Trách nhiệm tôn kính cần thiết giữa một người với một người đã bị lối hành xử “thiếu giáo dục” làm cho tiêu tan.
Ghen tương, giận hờn, và trả thù chồng, đuổi chồng ra ngủ ngoài phòng khách hoặc phòng kế bên. Người vợ này không những thiếu trách nhiệm lo cho miếng ăn, manh áo, giấc ngủ của chồng, mà còn thiếu luôn cả bổn phận làm vợ. Về mặt tâm sinh lý, hàn thử biểu trách nhiệm tuy xuống thấp, nhưng về mặt tâm lý lại tăng vọt vì những thù oán, tự ái, hoặc ích kỷ cá nhân.
Một cách tương tự, một người đàn ông tối ngày la cà quán nước, quán bia, phòng trà, vũ trường không quan tâm đến việc tìm kiếm công ăn việc làm để chăm lo cho gia đình, nuôi dưỡng vợ con. Hàn thử biểu trách nhiệm của người này cũng đã giảm đến số 0. Anh không chỉ phạm phải cái tội ươn lười, bê tha mà còn trở thành một “gánh nặng cơm áo, gánh nặng gia đình” cho vợ.
Người chồng mà lời ăn tiếng nói bất cẩn, văng tục, chửi thề, bê tha rượu chè, nghiện hút, cờ bạc, hoặc tình cảm ngang trái chắc chắn là một người chồng “vô trách nhiệm”. Không những vô trách nhiệm đối với đời sống luân lý, đạo đức, mà còn trở thành “thiếu mô phạm” trước mặt con cái. Làm gương xấu cho con cái. Chỉ số hàn thử biểu trách nhiệm đã lên đến con số nước bốc hơi.
Thèm khát, đòi hỏi, và để dục vọng lấn lướt. Người chồng mà chỉ nhằm thỏa mãn bản năng không cần biết đến vợ mình như thế nào trong điều kiện sức khỏe thể lý, tâm lý là một người chồng không yêu vợ nhưng là yêu dục vọng, yêu sự thỏa mãn cái tôi của mình. Người này cũng thiếu hẳn trách nhiệm đối với sự kính trọng thân xác vợ, đối với sự an nguy và sức khỏe thể lý, sức khỏe tâm lý của vợ. Về ham muốn xác thịt, hàn thử biểu anh chỉ số 100, riêng về ý thức trách nhiệm, anh đang ở số 0.
Những thí dụ điển hình trên chỉ là một phần nhỏ của những mẫu hành động tương tự vợ chồng đối xử với nhau hằng ngày trong cuộc đời hôn nhân để nói lên tinh thần trách nhiệm đối với nhau. Chu toàn những đòi hỏi ấy sẽ gắn liền với hạnh phúc hôn nhân, vì như đã trình bày, vợ chồng không nguyên sống với nhau bằng cơm áo, gạo tiền, nhưng còn bằng tình yêu được thể hiện qua trách nhiệm của mỗi người. Trách nhiệm ấy bao gồm nhiều lãnh vực từ thể lý đến tâm lý và tâm linh. Tôi muốn dừng lại những suy tư về trách nhiệm qua một câu chuyện thực tế mà có lẽ nhiều người cũng đã có dịp chứng kiến, hoặc chính mình là nạn nhân:
Tuần rồi một người bạn than với tôi là anh mệt. Tôi hỏi anh mệt gì? Mệt vì công việc, mệt vì bệnh tật hay mệt vì những dồn nén tâm lý. Và anh cho biết mệt vì tâm lý. Anh tâm sự:
Mấy hôm nay có người bạn từ tiểu bang xa qua thăm. Bạn bè lâu ngày không gặp nhau, nên mọi đón tiếp ân cần và mọi thuận lợi đều dành cho những ngày anh ở đây. Nhưng tối qua anh đã kéo thêm mấy người bạn của anh đến nhà tôi. Tôi nghĩ thôi thì bạn anh cũng là bạn mình, nên cứ để cho tất cả đều vui vẻ. Nhưng cuộc vui không đơn thuần như tôi nghĩ. Trước khi đến nhà tôi, những người này đã hẹn nhau mang bia và đồ nhậu đến. Và họ đã biến nhà tôi thành một quán nhậu.
Sau khi các thùng bia đã cạn, anh và các bạn anh nhìn qua tủ rượu quí của tôi. Tôi nói là rượu quí, vì đó là những chai rượu đắt tiền tôi mua để tiếp những khách mời đặc biệt, và trong những trường hợp cũng rất đặc biệt. Thế là anh ta và các bạn anh cứ tự nhiên mở hết chai này đến chai khác vừa uống, vừa thách thức nhau để uống. Mùi rượu, mùi bia, mùi thuốc lá, mùi thức ăn khiến phòng khách của tôi nồng nặc khó chịu. Rồi rượu vào lời ra, những tiếng cười hô hố, xem lẫn những tiếng chửi thề. Tôi không biết nên vui hay nên buồn, và cũng không biết phải phản ứng ra sao nữa. Cũng may, một số sau đó đã ra về lúc gần nửa đêm, còn anh bạn của tôi và một người bạn của anh vẫn ngồi lại tiếp tục uống. Tôi không tiện cản bạn, nhưng vì tôi phải đi làm sáng sớm hôm sau nên đã xin phép đi ngủ sớm.
Sáng sau, tôi thấy hai người mỗi người một góc phòng khách cuộn tròn và đang ngáy ngủ. Trong phòng khách đèn điện mở sáng choang, chai rượu, bia ngổn ngang, hai chiếc ly trong bộ sưu tập ly quí của tôi cũng bị đập bể, mảnh vụn nằm vương vãi. Dù rất bận phải đi làm, nhưng tôi cũng phải quét dọn những mảnh vụn ấy vì sợ rằng có thể gây ra tai nạn.
Trên đường từ nhà đến sở, tôi chợt nghĩ ra một điều và có thể đó là câu trả lời tại sao anh bạn của tôi đã bị vợ “đày” xuống basement ngủ gần 6 tháng nay. Trong thâm tâm tôi, anh là người “không có trách nhiệm”!
(Bài viết đã được đăng trên Việt Tide, số phát hành ngày 14 tháng 2 năm 2014)
No comments:
Post a Comment