Đức tin mạnh hơn sự chết
“Giác quan khiếp sợ trước những hiểm nguy, những cái sẽ đem đến đau thương và chết chóc. Nhưng với đức tin mạnh mẽ và sống động, giác quan không còn e sợ gì cả, nó biết trước tất cả những gì sẽ xảy đến đều do ý Chúa, và những điều Chúa muốn chỉ sinh ích mà thôi. Như vật, tấc cả những gì sẽ đến vui hay buồn, sức khỏe hay bệnh tật, sống hay chết đều được nó vui nhận trước và dĩ nhiên không còn biết sợ gì”.
Tư tưởng trên đây đã được cha Charles de Foucault, vị khai sáng dòng tiểu đệ trình bày, diễn tả thật chính xác về các vị thánh tử đạo Việt Nam. Các vị biết trước những gian nan và đau khổ sẽ phải chịu, nhưng tin vào Thiên Chúa, các ngài không chút nhát sợ. Sự hiên ngang can trường của các ngài trước bạo lực trần gian thật đáng được muôn đời ca tụng. thánh Đaminh Ninh là một trong số các vị oai hùng đó.
Năm 1841, làng Trung Linh, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Trung (nay là giáo phận Bùi Chu) đón nhận cậu bé Đaminh Ninh chào đời. Làng Trung Linh cũng là xứ Trung Linh, là một làng thuần Công Giáo. Trong giai đoạn đầu công cuộc truyền giáo tại miền bắc Việt Nam, Trung Linh là nơi đặt Toa Giám Mục và có trường đào tạo chủng sinh.
Tuy là một nông dân chất phác, cần cù anh Ninh vẫn cố gắng học thêm chữ Nôm, hy vọng tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Anh Ninh được dân làng khen là một Kitô hữu tốt lành, đạo đức. Duy có điều đáng buồn đối với anh, đó là cha mẹ đã ép anh phải kết hôn với một thiếu nữ trong làng. Vì không muốn làm buồn lòng cha mẹ, anh đành miễn cưỡng chấp nhận cuộc hôn nhân này. Nhưng sau ngày cuới, anh vẫn sống như người độc thân, chứ không chung sống với người thiếu nữ đó. Tuy nhiên, anh vẫn cư xử hòa nhã với nàng. Và sau anh nhận thấy mình có phần lỗi, nên đã cố gắng đền bù bằng cuộc sống thánh thiện, nhất là can đảm chấp nhận mọi đau khổ, cực hình vì đức tin và vì lòng mến Chúa.
Chiếu chỉ phân sáp ban hành ngày 05.08.1861 của vua Tự Đức được áp dụng triệt để tại làng Nam Định. Nếu nhiều nơi trước khi bị phân sáp, giáo hữu còn được bán nhà lấy tiền chi tiêu thì ở đây họ bị bắt, bị trói từng năm người một, và chỉ được đem theo mấy nắm cơm đủ ăn trong hai ngày ngắn ngủi.
Thanh niên can trường.
Ngày 16-9-1861 ngài bị bắt cùng với Phêrô Ða, 38 tuổi, Phêrô Hùng 26 tuổi. Sau bị giải về phủ Xuân Trường, các ngài vẫn một mực tuyên xưng đức tin chứ không chịu đạp ảnh, quan phủ cho khắc chữ tả đạo vào má và bắt đi đầy. Thánh Ðaminh Ninh bị đầy ở làng Ðông Trị, huyện Ðông Quan, với Phêrô Hùng. Các ngài còn phải thay đổi nơi lưu đầy nhiều lần.
Sau cùng ngày 2-6-1862 các ngài bị giải về An Triêm nơi quan án đang xét xử. Một lần nữa Thánh Ðaminh Ninh bị ép phải chối đạo nhưng ngài đã can đảm thưa lại: "Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ mình thì làm sao người tín hữu dám dầy đạp hình ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp thánh giá Chúa".
Nghe vậy thì quan tức giận lắm nên truyền cho lính đem đi chém đầu.
Trong án phong Chân Phước cho anh Đaminh Ninh, bà Rôsa Hun làm chứng rằng: “Tôi thấy anh bị nhốt tù tại Đông Vi, tuy mang gông cùm xiềng xích nặng nề, anh vẫn vui vẻ tươi cười”.
Trước lòng can đảm, khẳng khái của anh Đaminh Ninh, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã kết án trảm quyết. Và bản án được thi hành ngày 02.06.1862 tại pháp trường An Triêm, tỉnh Nam Định.
Ngày 29.04.1951 tại giáo đô Vatican, trong Vương Cung Thánh Đường Phêrô, anh Đaminh Ninh, người thanh niên nông dân nghèo, nhưng cũng là Kitô hữu can trường đã được Đức cha Piô XII suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
(ST)
Trường Thi Tử Đạo
Trần Duy Ninh sinh năm Tân Sửu (1841) Tại Trung Linh thuộc tỉnh Thành Nam Nhà nông anh chịu khó làm Học hành cũng được mấy hàng chữ nôm
Xứ Trung Linh những hôm đại lễ Toàn giáo dân không kể trẻ già Vui mừng như hội hát ca Vì trong làng sống toàn là giáo dân
Ðời sống đạo quây quần vui vẻ Cũng xứ này nảy nở chủng sinh Ngày xưa Toà giám đóng dinh Người ta thường nói Trung Linh đất lành
Tuy làm ruộng anh Ninh tốt bụng Không gian tham lợi dụng của ai Gia đình cha mẹ quản cai Vâng lời đâu dám một hai mất lòng
Cha mẹ anh khi không bắt ép Cưới vợ về khép nép dám sai Tuy không thuận chẳng kêu nài Vợ chồng tuy cưới lạt phai hửng hờ
Lệnh cấm đạo bấy giờ gay gắt Suốt đêm ngày lùng bắt giáo dân Lệnh phân sáp vua chỉ cần Bước qua thấp giá, đỡ đần tha ngay
Trần Duy Linh đêm ngày cầu nguyện Xin cho con thực hiện ý Cha Thập giá không chịu bước qua Dù phải chịu chết khảo tra rũ tù
Quan giận nói mầy ngu quá cỡ Bước qua đi cho đỡ đòn gông Một hai ba đến mười không Anh Ninh vẫn vững như đồng chẳng nao
Với cha mẹ ai nào dám hỗn Ðây Chúa Trời tôi vốn phụng thờ Hằng ngày không dám thờ ơ Mà ông lại bảo tôi giờ bỏ ngay
Quan giận nói thằng này ngoan cố Làm án ghi chặt cổ cho xong Trần Duy Ninh đã ghi công Nhâm Tuất (1962) tử đạo cộng đồng nêu gương
Năm Tân Mão (1951) chủ trương Toà Thánh Ðã ghi công danh tánh của anh Suy tôn Chân phước an lành Anh Ninh tử đạo ghi danh Nước Trời
Lời bất hủ: Quan bắt anh Ninh chà đạp lên Thập giá, nhưng anh can đảm trả lời: "Nếu làm con cái không được phép làm sỉ nhục cha mẹ mình thì làm sao người Kitô hữu lại được phép chà đạp hình ảnh của Ðấng tạo thành trời đất, xin quan cứ thi hành điều quan muốn, còn tôi không bao giờ xúc phạm đến Thánh giá Chúa đâu".
|
No comments:
Post a Comment